Bắt đầu ngày mới 26.10 với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Mắc bệnh kỳ quái, cơ bắp chàng trai dần biến thành xương; Hậu Covid-19, nhiều người đi khám tâm lý, tâm thần; Những điều cha mẹ cần biết về tiêm chủng phòng Covid-19 cho trẻ em...
Nghiên cứu mới: Bộ lọc không khí giúp ngăn Covid-19 lây qua không khí trong bệnh viện
Một nghiên cứu mới đây phát hiện sử dụng các bộ lọc không khí sẽ giúp ngăn nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 qua đường không khí trong các bệnh viện. Những bộ lọc này có thể giữ lại hiệu quả các giọt bắn chứa virus.
Nghiên cứu khẳng định các bộ lọc không khí di động hiệu suất cao (HEPA) và công nghệ diệt khuẩn bằng tia cực tím có thể góp phần ngăn chặn Covid-19 lây lan trong bệnh viện.
Các bộ lọc không khí di động hiệu suất cao (HEPA) có thể giúp ngăn lây lan virus SARS-CoV-2 qua không khí tại các bệnh viện |
Minh họa: SHUTTERSTOCK |
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được các bộ lọc không khí di động hiệu suất cao giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 trong điều kiện thực tế ở bệnh viện. Những nghiên cứu trước đây cũng đã kiểm tra tính hiệu của của bộ lọc không khí di động hiệu suất cao. Tuy nhiên, tất cả đều thực hiện trong môi trường thí nghiệm có kiểm soát chứ không phải trong điều kiện thực tế như nghiên cứu này. Những thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.10.
Phương pháp mới giúp cảnh báo ung thư ở giai đoạn rất sớm
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh phổ biến trên toàn thế giới.
Trong đa số trường hợp, các triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa không xảy ra cho đến khi khối u đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
Các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả hơn khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhưng thật không may, các phương pháp hiện tại vẫn khó có thể làm được điều này.
Giờ đây, các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) đã phát minh ra một phương pháp mới giúp cảnh báo ung thư ngay cả ở giai đoạn rất sớm - giai đoạn tiền ung thư, là giai đoạn sớm nhất, khi các tế bào bắt đầu phát triển bất thường.
Lần đầu tiên, một loại vi khuẩn được biến đổi gien trong ruột có thể phát hiện thành công sự hiện diện của một chuỗi ADN cụ thể.
Phương pháp này có thể được sử dụng để tạo ra các cảm biến sống cung cấp các cảnh báo sớm bệnh ung thư hoặc các mầm bệnh nguy hiểm.
Cảm biến trong ruột có thể cảnh báo sớm ung thư |
MINH HỌA: SHUTTERSTOCK |
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Jeff Hasty, chuyên khoa Kỹ thuật sinh học và Sinh học phân tử tại Đại học California, cho biết: “Đây là phương pháp hoàn hảo để phát hiện ung thư và tiền ung thư trên toàn bộ đường tiêu hóa”. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.10.
Mắc bệnh kỳ quái, cơ bắp chàng trai dần biến thành xương
Anh Joey Suchanek mắc một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp. Bệnh khiến các cơ và gân trên cơ thể anh dần dần biến thành xương. Điều đáng sợ là căn bệnh này hiện chưa có thuốc trị.
Anh Joey Suchanek, 28 tuổi, ở bang New York (Mỹ) được chẩn đoán mắc chứng Fibrodysplasia Ossificans Progressiva, còn được biết với tên là hội chứng FOP. Đây là căn bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp.
Anh Joey Suchanek mắc hội chứng FOP khiến cơ bắp biến thành xương |
minh họa: SHUTTERSTOCK |
Bệnh khiến các mô mềm trong cơ thể, trong đó có gân và cơ bắp, dần dần biến thành xương. Khi Suchanek còn nhỏ, các mô mềm gần xương sườn bắt đầu hóa thành xương. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Suchanek, khiến anh bị cong vẹo cột sống nghiêm trọng khi trưởng thành.
Hai cánh tay của anh cũng bắt đầu bị cứng dần do các cơ bắp biến thành xương. Cả 2 cánh tay của anh rất khó để duỗi ra. May mắn là tay phải anh vẫn còn có thể gập lại để làm một số việc cơ bản như chạm vào mặt hay nấu ăn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp câu chuyện của anh Suchanek bạn nhé!
Bình luận (0)