Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện thói quen giúp giảm cân hiệu quả

15/10/2021 00:14 GMT+7

Thói quen này tốt cho giảm cân hơn là kiêng ăn; Người chưa tiêm giảm 97% nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu thành viên gia đình đã miễn dịch ... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe .

"Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đang phát triển công nghệ laser để cho phép tiêm chủng mà không cần kim tiêm và hầu như không gây đau". Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm thông tin này!

Thói quen này tốt cho giảm cân hơn là kiêng ăn

Theo một nghiên cứu được công bố trên iScience, những người béo phì sẽ có kết quả tốt hơn nhiều khi họ bắt đầu tập thể dục, trái ngược với những người béo phì cố gắng giảm cân bằng cách ăn kiêng.

Mặc dù nghiên cứu không đo lường chính xác việc ăn kiêng, nhưng nó đã tiết lộ rằng những người áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân cuối cùng đã tăng cân trở lại sau khi đạt được mục tiêu, trong khi những người tập thể dục có kết quả lâu dài tốt hơn.

Tập thể dục

SHUTTERSTOCK

Jay Cowin, một chuyên gia tại ASYSTEM (Mỹ), cho biết: “Tập thể dục rất quan trọng khi đề cập đến bệnh béo phì và bệnh tật do tác động của nó đến độ nhạy insulin”.

"Nhạy cảm với insulin là khả năng cơ thể bạn kéo glucose ra khỏi máu để có thể sử dụng làm năng lượng hoặc nhiên liệu. Béo phì đã được phát hiện để kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh, kích thích viêm và kháng insulin. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng của tiền tiểu đường và cuối cùng là bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tập thể dục cải thiện độ nhạy insulin khi thực hiện hàng ngày”, chuyên gia Cowin nói tiếp.

Điều này là do trong khi tập thể dục nhịp điệu, cơ bắp tăng hấp thu glucose lên tới 50 lần. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.10.

Người chưa tiêm giảm 97% nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu thành viên gia đình đã miễn dịch

Nghiên cứu mới cho thấy những người chưa tiêm chủng ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn nếu các thành viên còn lại trong gia đình đã có miễn dịch chống lại vi rút.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Umeå, đông bắc Thụy Điển, phát hiện ra rằng, những người chưa tiêm chủng có thể giảm tới 97% nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu những thành viên còn lại trong gia đình đã có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc từng nhiễm Covid-19, theo Daily Mail.

Kết quả đã phát hiện ra rằng, người sống trong gia đình 5 người, trong đó 4 thành viên đã có khả năng miễn dịch chống lại vi rút, giảm tới 97% nguy cơ nhiễm Covid-19

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine ngày 4.10, đã thu thập dữ liệu từ 1,7 triệu người thuộc 814.806 hộ gia đình ở Thụy Điển. Mỗi gia đình gồm từ 2 đến 5 người.

Tất cả các hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu đều có ít nhất 1 thành viên chưa tiêm chủng và các nhà nghiên cứu đã tính toán nguy cơ nhiễm Covid-19 của họ.

Kết quả đã phát hiện ra rằng, người sống trong gia đình 5 người, với 4 thành viên đã có khả năng miễn dịch (4 thành viên đã tiêm chủng hoặc đã từng nhiễm Covid-19) thì 1 người còn lại chưa tiêm chủng có thể giảm tới 97% nguy cơ nhiễm Covid-19. Đối với miễn dịch cộng đồng thì sao? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.10.

Đột phá công nghệ tiêm chủng không cần kim tiêm

Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đang phát triển công nghệ laser để cho phép tiêm chủng mà không cần kim tiêm và hầu như không gây đau (ảnh).

Ông David Fernandez Rivas, Giáo sư tại Đại học Twente (Hà Lan) và liên kết nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), tác giả của công nghệ trên, cho biết thiết bị sử dụng tia laser để đẩy các hạt vắc xin nhỏ li ti xuyên qua lớp ngoài của da, theo Reuters ngày 13.10.

Quá trình này diễn ra nhanh hơn cả vết muỗi chích và không gây đau vì không tác động đến các đầu dây thần kinh trên da, theo Giáo sư Rivas.

“Trong một phần nghìn giây, lọ thủy tinh chứa vắc xin được đốt nóng bằng tia laser. Một bong bóng được tạo ra trong phần chất lỏng, từ đó đẩy vắc xin ra ngoài với vận tốc ít nhất là 100 km/giờ. Điều đó cho phép vắc xin xuyên qua da mà không gây tổn thương. Chúng ta sẽ không nhìn thấy bất kỳ vết thương hoặc dấu tiêm nào”, ông Rivas nói thêm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm phát minh này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.