Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng bất ngờ khi xem phim, nghe nhạc

02/11/2023 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng đi xem phim hay nghe nhạc hằng tháng có thể giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn nhiều cà rốt có gây vàng da?; Không vệ sinh thường xuyên bàn làm việc, có hại như thế nào?; Công việc ổn định làm tăng khả năng sống thọ...

Nghiên cứu mới phát hiện cách giảm được 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng đi xem phim hay nghe nhạc hằng tháng có thể giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo đó, đi tham quan bảo tàng, nghe ca nhạc và xem triển lãm nghệ thuật có thể hạn chế căn bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học đã biết rằng tham gia nghệ thuật có thể giữ cho trái tim khỏe mạnh, chống lại sự suy giảm nhận thức ở tuổi già cũng như chống lo âu và trầm cảm. Và nghiên cứu mới nhất cho thấy các hoạt động trên cũng có thể giải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới phát hiện cách giảm được 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Đi xem phim hay nghe nhạc hằng tháng có thể giảm hơn 1/3 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Shutterstock

Nghiên cứu do nhóm nhà khoa học từ Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) và Đại học Osaka (Nhật Bản) thực hiện, đã phân tích dữ liệu của hơn 4.000 người trong khoảng thời gian 12 năm.

Các tình nguyện viên được hỏi mức độ thường xuyên họ đi xem phim, nghe nhạc, đi tham quan trưng bày nghệ thuật hoặc viện bảo tàng.

Khi các nhà nghiên cứu đối chiếu dữ liệu này với số trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2, họ nhận thấy những người đi xem phim mỗi tháng một lần hoặc lâu hơn, giúp giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với nhóm hiếm khi hoặc không bao giờ đi xemCả những người thường xuyên xem ca nhạc, nghe hòa nhạc, opera hoặc đi phòng trưng bày cũng cho kết quả tương tự. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.11.

Ăn nhiều cà rốt có gây vàng da?

Cà rốt chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho mắt, hệ miễn dịch, tim mạch, tiêu hóa... Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nên ăn với lượng vừa, tránh tình trạng cơ thể sẽ không thể chuyển hóa hết được lượng beta-carotene thành vitamin A.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà, Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, chia sẻ cà rốt có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta-caroten. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh và là tiền chất của vitamin A. Trong 100 g cà rốt có chứa 6597 mcg beta-carotene. Trong khi đó, nhu cầu vitamin A khuyên dùng của người trưởng thành là 850 - 900 mcg/ngày ở nam và 650 - 700 mcg/ngày ở nữ. Sản phụ cần khoảng 1200 - 1300 mcg/ngày.

Ăn nhiều cà rốt có gây vàng da? - Ảnh 1.

Cà rốt chứa nhiều beta-caroten là tiền chất của vitamin A

LÊ CẦM

Ngoài ra, cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Các carotene có trong cà rốt khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng và giữ cho da dẻ mịn màng. Hàm lượng kali trong cà rốt giúp tránh nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác.

"Tuy nhiên nếu ăn nhiều cà rốt thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa hết được lượng beta-carotene thành vitamin A. Khi lượng carotene tăng khoảng 3-4 lần bình thường sẽ gây ra chứng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, mặt chuyển màu vàng cam nhưng mắt, niêm mạc dưới lưỡi không vàng và thường kèm biểu hiện ăn không tiêu, chán ăn, mệt mỏi", bác sĩ Hà phân tích. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 2.11.

Không vệ sinh thường xuyên bàn làm việc, có hại như thế nào?

Tại các văn phòng làm việc, bàn làm việc được xem là một trong những nơi có nhiều vi khuẩn nhất. Thậm chí, nếu không thường xuyên vệ sinh, mật độ vi khuẩn có thể nhiều đến mức mà ít ai có thể nghĩ đến. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và lây bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mầm bệnh tập trung ở rất nhiều nơi trên bàn làm việc, từ bề mặt, ngăn kéo đến các vật dụng trên bàn như máy tính, bàn phím, điện thoại, bút và nhiều vật dụng khác. Các mầm bệnh này không chỉ là vi khuẩn mà còn có cả virus, nấm và một số vi sinh vật khác.

Không vệ sinh thường xuyên bàn làm việc gây hại thế nào ? - Ảnh 1.

Nếu không vệ sinh thường xuyên thì bàn làm việc sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện lượng vi khuẩn và các vi sinh vật khác trên bàn làm việc không được vệ sinh thường xuyên có thể nhiều gấp 400 lần so với bệ toilet ở các hộ gia đình. Điều này có nghĩa là nhiều nhân viên văn phòng sẽ đối diện nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện vi khuẩn trên bàn làm việc của nam giới nhiều hơn 3-4 lần so với phụ nữ. Trong đó, có 98% là vi khuẩn gram âm và 2% là trực khuẩn. Điều này có thể là do bàn làm việc của nam giới lớn hơn và thói quen vệ sinh, dọn dẹp của nam giới kém hơn phụ nữ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.