Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục giúp ruột hoạt động tốt hơn

09/08/2023 00:10 GMT+7

'Nếu bạn đang tập thể dục mà bỗng dưng cảm thấy muốn đi đại tiện là điều hết sức bình thường. Vì trên thực tế, tập luyện thể thao sẽ tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, kể cả ruột'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tác dụng của lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng; Bác sĩ tiết lộ cách ăn giúp giảm 50% nguy cơ ung thư đại tràng; Chuyên gia tiết lộ thời điểm ăn dưa hấu tốt cho sức khỏe...

Tập thể dục ảnh hưởng đến đại tiện thế nào?

Nếu bạn đang tập thể dục, chẳng hạn gym hay chạy bộ, mà bỗng dưng cảm thấy muốn đi đại tiện là điều hết sức bình thường. Vì trên thực tế, tập luyện thể thao sẽ tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, kể cả ruột.

Một điều không phải ai cũng biết là tập thể dục giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ít vận động có thể gây táo bón. Trên thực tế, các bài tập nhẹ đến trung bình thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

Tập thể dục ảnh hưởng đến đại tiện thế nào ? - Ảnh 1.

Mọi người cần uống đủ nước khi tập luyện vì mất nước có thể gây tiêu chảy

SHUTTERSTOCK

Tập thể dục sẽ kích thích nhiều loại hoóc môn trong cơ thể, đặc biệt là hoóc môn peptide có tác dụng kích thích chuyển động ruột. Không những vậy, tập luyện thường xuyên còn giúp cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone adrenaline và gastrin. Đặc biệt, hoóc môn gastrin giúp tăng cường niêm mạc và nhu động dạ dày.

Ngoài ra, khi tập luyện, máu sẽ ưu tiên cho vận động nên sẽ lưu thông nhiều hơn về các khối cơ, từ đó khiến lưu lượng máu đến ruột giảm. Điều này cũng khiến ruột co bóp nhiều hơn.

Ngoài ra, cảm giác muốn đi ngoài khi đang tập thể dục còn có thể do đồ uống thể thao. Điều này là vì hàm lượng đường và chất làm ngọt nhân tạo trong đồ uống. Theo Tổ chức quốc tế về Rối loạn tiêu hóa, những loại đồ uống có hàm lượng đường cao thậm chí có thể kích hoạt các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.8.

Chuyên gia tiết lộ thời điểm ăn dưa hấu tốt cho sức khỏe

Trái cây thường xuất hiện trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, dưa hấu là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nhất là trong những ngày hè này.

Một chuyên gia cho biết: Chọn thời điểm thích hợp để ăn trái cây cũng quan trọng như việc chọn loại trái cây. Người dung nạp tốt dưa hấu có thể ăn vào buổi sáng để hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Chuyên gia tiết lộ thời điểm ăn dưa hấu tốt cho sức khỏe - Ảnh 1.

Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng cao khiến dưa hấu trở nên hoàn hảo cho bữa sáng

Shutterstock

"Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng cao khiến dưa hấu trở nên hoàn hảo cho bữa sáng", chuyên gia dinh dưỡng Anupama Menon - giám đốc sáng lập Trung tâm chăm sóc sức khỏe Right Living (Ấn Độ), cho hay.

Với 90% hàm lượng nước, nhiều vitamin và khoáng chất, dưa hấu góp phần tăng cường sức khỏe một cách đáng kểChất xơ trong dưa hấu có thể giúp giải phóng glucose chậm hơn và do đó giúp cho chỉ số đường huyết thấp hơn.

Mặc dù dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng và có thể là nguồn cấp nước tốt, nhưng không phải ai cũng nên ăn loại quả này khi bụng đói.

Việc nên ăn dưa hấu khi bụng đói hay không tùy thuộc vào cơ địa và hoạt động nội tiết tố của từng người. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 9.8.

Tác dụng của lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Lục bình phát triển nhiều tại các ao hồ, khu vực sông nước. Trong y học dân gian, lục bình được ứng dụng để giảm đau các vết sưng tấy, viêm khớp ngón tay...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho biết: lục bình còn được gọi là bèo tây, lộc bình, là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ bèo tây.

Tác dụng của lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng - Ảnh 1.

Người dân thu hoạch lục bình

THANH DUY

"Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong lục bình có một số hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Trong lục bình khô còn chứa lượng chất xơ cao, giàu khoáng chất. Ngoài ra, chiết xuất thô của lục bình cho thấy các hoạt động chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, chống lại các gốc tự do gây hại", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Tuy nhiên, đây là các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Để đưa được các kết quả nghiên cứu trên vào đời sống, cần nhiều quá trình, thời gian. Dưới đây là những kinh nghiệm sử dụng lục bình trong y học dân gian theo chia sẻ của bác sĩ Vũ.

Để dùng làm thuốc, chúng ta có thể lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá và phần phình của cuống lá. Có thể sử dụng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương). Hái một nắm lục bình rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi vùng vết thương khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay 2 hay 3 lần. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.