Ngày mới với tin tức sức khỏe: Dấu hiệu cho thấy thịt gà đã không an toàn

14/03/2023 00:10 GMT+7

'Tùy theo cách bảo quản mà thịt gà sống có thể để được bao lâu trong tủ lạnh. Nhưng nếu thịt gà xuất hiện một số biểu hiện bất thường, mọi người cần phải bỏ ngay'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 'Bàn tay bệnh gan' có dấu hiệu gì?; Phát hiện loại thuốc rẻ tiền giúp ngăn triệu chứng Covid-19 kéo dài; Móng tay dễ bị gãy cảnh báo bệnh gì?...

Thịt gà sống bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Thịt gà sống đang được nhiều gia đình trên khắp thể giới bảo quản trong tủ lạnh. Tùy theo cách bảo quản mà thịt gà sống có thể để được bao lâu trong tủ lạnh. Nhưng nếu thịt gà xuất hiện một số biểu hiện bất thường, mọi người cần phải bỏ ngay.

Thịt gà là một trong những loại thịt giàu protein được ăn nhiều trên thế giới. Không những vậy, thịt gà rẻ hơn so với nhiều loại thịt khác và có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Thịt gà sống khi còn tươi sẽ có màu sáng bóng, sờ vào thấy ẩm và hơi trơn

Thịt gà sống khi còn tươi sẽ có màu sáng bóng, sờ vào thấy ẩm và hơi trơn

SHUTTERSTOCK

Thịt gà cần được chế biến kỹ và làm chín hoàn toàn trước khi ăn. Vì trong thịt gà có thể chứa một số vi khuẩn gây hại như Campylobacter, Salmonella và Clostridium perfringens có thể gây đau quặn bụng, tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm.

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thịt gà nếu để trong ngăn mát từ 0 đến 4 độ C thì có thể bảo quản từ 1 đến 2 ngày. Trong khi đó, nếu để thịt gà sống trên ngăn đông thì có thể bảo quản đến 9 tháng. Tuy nhiên, hướng dẫn này chỉ có tính tương đối. Để biết thịt gà bảo quản trong tủ lạnh có còn tươi và ăn được hay không, mọi người cần dựa vào các yếu tố sau:

Xem hạn sử dụng. Nếu mua thịt gà sống ở siêu thị và cho vào ngăn mát thì hãy dựa vào hạn sử dụng trên bao bì để biết khi nào thịt gà sẽ hỏng và không còn ăn được. Trong trường hợp để trong tủ lạnh lâu đến mức đã hết hạn sử dụng thì hãy bỏ. Vì nếu ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm sẽ cao hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 14.3.

'Bàn tay bệnh gan' có dấu hiệu gì?

Gan đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ trong cơ thể, từ chuyển hóa thức ăn, xử lý chất béo từ máu, loại bỏ các độc tố có hại và tạo ra các protein giúp đông máu. Bất kỳ tổn thương nào đối với bộ phận này đều sẽ gây biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, sẹo gan.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thịt gà bảo quản trong ngăn đông được bao lâu? - Ảnh 2.

Có đến 23% bệnh nhân xơ gan, sẹo gan, có lòng bàn tay ửng đỏ

Shutterstock

Một số dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan có vấn đề là đau và sưng trướng bụng, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, cũng như mệt mỏi dai dẳng.

Một số báo cáo mô tả các dấu hiệu đặc biệt của xơ gan là tĩnh mạch nổi như mạng nhện hoặc lòng bàn tay có màu đỏ - được gọi là “bàn tay bệnh gan”

Những dấu hiệu này được mô tả trong tạp chí báo cáo về các trường hợp y khoa BMJ - mô tả trường hợp một người đàn ông 39 tuổi nghiện rượu trong hơn 10 năm.

Người đàn ông này nhập viện sau khi bụng bắt đầu sưng trướng, tĩnh mạch nổi chi chít như mạng nhện và bàn tay ửng đỏ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 14.3.

Phát hiện loại thuốc rẻ tiền giúp ngăn triệu chứng Covid-19 kéo dài

Trong một nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học Mỹ phát hiện một loại thuốc rẻ tiền có khả năng ngăn ngừa và giảm đáng kể triệu chứng Covid-19 kéo dài. Đây là loại thuốc thường được dùng phổ biến để trị tiểu đường.

Loại thuốc này có tên là metformin, được dùng để điều trị tiểu đường loại 2 hay ngăn ngừa nguy cơ tiến triển lên tiểu đường ở người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Tại Mỹ, thuốc metformin đang được dùng để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Thuốc metformin, thường được dùng để trị tiểu đường, được cho là có thể giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

Thuốc metformin, thường được dùng để trị tiểu đường, được cho là có thể giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

SHUTTERSTOCK

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ) đã chia 1.125 tình nguyện viên ra làm 5 nhóm. Tất cả đều từng nhiễm Covid-19. 5 nhóm này gồm nhóm dùng giả dược, dùng thuốc chống ký sinh trùng ivermectin, dùng thuốc trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế fluvoxamine, dùng metformin và nhóm không dùng thuốc gì.

Các tình nguyện viên được theo dõi sức khỏe trong 9 tháng. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ chẩn đoán xem có bao nhiều người trong mỗi nhóm xuất hiện hội chứng Covid-19 kéo dài.

Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc Covid-19 kéo dài ở nhóm dùng giả dược với nhóm dùng metformin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.