Theo đó, một số bài tập thể dục được tập trong khoảng thời gian nhất định sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết tốt hơn, theo tạp chí y khoa News Medical.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Steven Malin, Phó giáo sư nghiên cứu về cách ngăn ngừa và điều trị bệnh béo phì và tiểu đường, tại Mỹ, cho hay: Chúng tôi nhắm mục tiêu tìm hiểu về lợi ích của tập thể dục nhịp điệu và nâng tạ đối với bệnh tiểu đường, thời gian tối ưu trong ngày để tập thể dục, tập trước hay sau bữa ăn và liệu người bệnh có cần phải giảm cân để đạt được lợi ích hay không.
Một số phát hiện chính từ nghiên cứu bao gồm:
Tập thể dục nhịp điệu hằng ngày: Hoạt động thể chất, như đạp xe, bơi lội và đi bộ, làm tăng nhịp tim và tăng lượng oxy cơ thể sử dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bài tập sức bền: Tập sức mạnh cơ bắp sử dụng lực đối kháng như tạ, dây kháng lực hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể như hít đất, ngồi xổm (squat), giúp cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Di chuyển suốt cả ngày: Chia nhỏ thời gian ngồi bằng việc đứng lên và di chuyển rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và mức insulin.
Tập thể dục muộn hơn trong ngày: Điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn cũng như cải thiện độ nhạy insulin.
Tập sau bữa ăn tốt hơn tập trước bữa ăn.
Tóm lại, bất kỳ chuyển động nào cũng tốt và tập càng nhiều càng tốt, Phó giáo sư Malin nói.
Kết hợp giữa tập thể dục nhịp điệu và nâng tạ là tốt nhất. Tập thể dục vào buổi chiều có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn là tập vào buổi sáng và tập sau bữa ăn tốt hơn tập trước bữa ăn. Và người bệnh không cần phải giảm cân để gặt hái lợi ích của việc tập thể dục. Bởi vì tập thể dục có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và tăng khối lượng cơ bắp, theo News Medical.
Bình luận (0)