Nghiên cứu cho thấy giọt bắn chứa virus gây Covid-19 tồn tại lâu hơn trong không khí

25/09/2021 08:12 GMT+7

Thời gian các giọt bắn nhỏ chứa virus corona gây Covid-19 bốc hơi sau khi thở ra đang chậm hơn so với kết luận từ những nghiên cứu trước đây, làm dấy lên lo ngại virus có thể “tồn tại” lâu trong không khí .

Một nghiên cứu mới cho thấy các giọt bắn li ti chứa virus corona gây Covid-19 do người nhiễm thở ra biến mất chậm hơn so với những hình dung trước đây. Vào mùa đông, con người dễ bị nhiễm bệnh hơn mùa hè - điều này đúng với đại dịch Covid-19, bệnh cúm cũng như các bệnh khác do virus gây ra.
Độ ẩm tương đối đóng vai trò quan trọng trong việc này. Các mô phỏng trước đây cho rằng chỉ những giọt bắn kích cỡ lớn mới có nguy cơ lây lan virus vì những giọt bắn nhỏ bay hơi nhanh chóng. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS do Đại học Công nghệ Vienna (Áo) hợp tác với Đại học Padova (Ý) đã chỉ ra rằng điều này là không chính xác.

Mô phỏng giọt bắn của người mắc Covid-19 trong điều kiện thời tiết của mùa đông

TU Wien

Nguyên nhân là do độ ẩm cao trong lượng khí chúng ta thở ra mà ngay cả những giọt bắn nhỏ cũng có thể tồn tại trong không khí lâu hơn nhiều so với các mô hình trước đây từng cho thấy.
Theo Giáo sư Alfredo Soldati và nhóm của ông tại Viện Cơ học chất lỏng và Truyền nhiệt thuộc Đại học Công nghệ Vienna, tốc độ bay hơi của các giọt bắn không phải được quyết định bởi độ ẩm tương đối trung bình của môi trường, mà bởi độ ẩm cục bộ trực tiếp tại vị trí mà chúng được phát ra.

Người dân được tiêm vắc xin COVISHIELD ngừa Covid-19 (do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất) ở Ahmedabad (Ấn Độ), ngày 23.9

Reuters

 
Không khí thở ra ẩm hơn nhiều so với không khí xung quanh, và độ ẩm khi thở ra này làm cho các giọt bắn nhỏ chậm bay hơi hơn. Khi các giọt bắn đầu tiên bay hơi, điều này khiến độ ẩm tăng lên, tiếp tục làm chậm quá trình bay hơi của các giọt tiếp theo.
Nhưng giáo sư Soldati cho rằng phát hiện giọt bắn này không phải là lý do để bi quan hơn. Ông nói nghiên cứu nói trên giúp hiểu rõ hơn hiện tượng để có thế đưa ra các khuyến nghị hợp lý về mặt khoa học như liên quan đến khẩu trang và khoảng cách an toàn để ngừa Covid-19.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.