Nghiên cứu gây tranh cãi của Israel

Nghiên cứu gây tranh cãi của Israel

23/07/2021 21:26 GMT+7

Israel và Anh đã đưa ra những kết quả nghiên cứu mâu thuẫn nhau về độ hiệu quả của vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech đối với việc ngăn chặn biến chủng Delta.

Theo kết quả nghiên cứu mới được Bộ Y tế Israel công bố, vắc xin Pfizer/BioNTech hiệu quả 39% trong việc ngăn ngừa nhiễm biến chủng Delta và 41% trong việc ngăn chặn bệnh nhân biểu hiện triệu chứng, theo tờ The Times of Israel.
Trong khi đó, nghiên cứu của Anh được đăng trên chuyên san The New England Journal of Medicine cho thấy vắc xin Pfizer/BioNTech hiệu quả đến 88% trong việc ngăn chặn biểu hiện triệu chứng.
Nghiên cứu của Israel đã gây ra nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia về phương pháp thực hiện. Theo tờ The Times of Israel, Bộ Y tế nước này so sánh tỷ lệ lây nhiễm và bị bệnh của người đã tiêm vắc xin và người chưa tiêm vắc xin để đo mức độ hiệu quả của vắc xin.
Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Tiêm đủ 2 liều Pfizer hoặc vắc xin AstraZeneca đều chống biến thể Delta hiệu quả

Giới chuyên gia hoài nghi về độ chính xác của dữ liệu nhiễm bệnh trong nhóm người chưa tiêm vắc xin vì những người này thường không quan tâm đến Covid-19 và ít đi xét nghiệm. “Số người được đưa vào để tính toán nhỏ đến mức một sai số nhỏ có thể gây ra tác động lớn đến kết luận. Do đó, quá trình nghiên cứu không đưa đến kết luận chính xác”, tiến sĩ Dvir Aran thuộc Viện Công nghệ Israel đánh giá. Ông cho rằng các kết luận của nghiên cứu này là sai lầm và phương pháp điều tra đã làm sai lệch kết quả để khiến vắc xin có vẻ kém hiệu quả hơn thực tế.
Chủ tịch hội đồng chuyên gia quốc gia về Covid-19 của Israel, ông Ran Balicer nói rằng kết quả đưa đến một kết luận bị "sai lệch khủng khiếp". Bác sĩ bệnh truyền nhiễm Yael Paran tại Trung tâm Y khoa Sourasky tại Tel Aviv nói những điều diễn ra trên thực tế tại bệnh viện của bà và trên thế giới không ủng hộ kết quả nghiên cứu này. “Tôi cho rằng các số liệu đã bị cường điệu”, bà Paran nói.
Ngay cả tiến sĩ Amit Huppert tại Viện Gertner thuộc nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận có những hạn chế trong nghiên cứu vì mẫu thử nhỏ và độ chênh lệch trong các con số.
Dữ liệu từ cuộc nghiên cứu được cho là sẽ làm gia tăng tranh luận về việc có nên tiêm mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 liều. Giới chức Israel đã nói chỉ tiêm mũi thứ 3 cho người có hệ miễn dịch yếu. Mặc khác, theo các nghiên cứu, vắc xin Pfizer/BioNTech vẫn đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.