Nghiên cứu gần đây dấy lên nỗi lo ngại rằng dầu ăn, nhưng Giáo sư - tiến sĩ Timothy Yeatman, làm việc tại Viện Ung thư của Đại học Nam Florida và Bệnh viện đa khoa Tampa (Mỹ), khẳng định rằng, kết quả nghiên cứu không cho thấy dầu ăn, bao gồm cả dầu hạt, có thể gây ung thư.
Và điều ông Timothy Yeatman lo ngại là về việc tiêu thụ nhiều dầu hạt - là từ thực phẩm siêu chế biến.
Bổ sung thực phẩm chứa omega-3
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề xuất phát từ việc dầu hạt có hàm lượng axit béo omega-6 cao, một trong số đó có thể thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể. Mà tình trạng viêm có thể góp phần gây ra một số loại ung thư, như ung thư ruột kết.
Đối với nghiên cứu của mình, tiến sĩ Yeatman nói: Tiêu thụ quá nhiều omega-6 dẫn đến dư thừa các chất trung gian gây viêm, gây ra môi trường ức chế miễn dịch của ung thư ruột kết. Và tôi nghĩ rằng nó cho phép khối u phát triển và lan rộng.
Để khắc phục tình trạng này, theo tiến sĩ Yeatman, bổ sung đủ axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, có thể kiềm hãm tác hại của omega-6. Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), hướng dẫn dinh dưỡng chung khuyến nghị tỷ lệ omega-6 so với omega-3 trong chế độ ăn uống là từ 2:1 đến 4:1.
Nếu tiêu thụ ở tỷ lệ phù hợp, cả axit béo omega-6 và omega-3 đều là chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết dầu hạt có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Omega-6 cũng có trong các loại hạt vốn được xem là tốt cho sức khỏe. Omega-3 thường có trong cá như cá hồi và một số loại hạt.
Tiêu thụ dầu ăn vừa phải
Tiến sĩ Yeatman đã khẳng định: Bạn không nên ngừng ăn dầu ăn, hoặc thậm chí là dầu hạt, theo tạp chí khoa học The Conversation.
Thực tế, dầu ô liu có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là thành phần chính trong chế độ ăn Địa Trung Hải, luôn được chứng minh là chế độ ăn uống lành mạnh nhất. Dầu bơ cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và mắt, tiến sĩ Yeatman chỉ ra.
Tiến sĩ Yeatman khẳng định ăn dầu hạt ở mức độ vừa phải vẫn lành mạnh. Ông nói: Tôi không coi dầu hạt là có hại. Nhưng đừng ăn quá nhiều, nó sẽ tích tụ lại và đó là vấn đề. Cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, cần phải điều độ.
Hãy tránh thực phẩm siêu chế biến
Tuy nhiên, vấn đề là dầu hạt cũng thường được sử dụng trong thực phẩm siêu chế biến vốn nổi tiếng là làm tăng nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Nate Wood, giám đốc y học ẩm thực tại Trường Y khoa Yale (Mỹ), nhấn mạnh rằng nghiên cứu cho thấy chính các loại dầu hạt có trong thực phẩm siêu chế biến mới là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm dẫn đến ung thư ruột kết và các loại ung thư khác, chứ vấn đề không phải là nấu ăn bằng dầu hạt.
Cả tiến sĩ Suneel Kumath, bác sĩ chuyên khoa ung thư đường tiêu hóa tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) cũng đồng ý với tiến sĩ Yeatman và tiến sĩ Wood rằng kết quả chính của nghiên cứu là khuyến cáo tiêu thụ ít thực phẩm chế biến hơn.
Thực tế, sự gia tăng gần đây của ung thư ruột kết ở người trẻ phù hợp với sự gia tăng đáng kể trong việc tiêu thụ thực phẩm chế biến, với nhiều thành phần không tốt, tiến sĩ Yeatman nói.
Tiến sĩ Wood nhắc lại rằng: Tôi không lo lắng về việc nấu ăn bằng dầu hạt. Tôi lo ngại về thực phẩm siêu chế biến có chứa dầu hạt, theo tờ Today.
Hạn chế chiên ở nhiệt độ quá nóng, tái sử dụng dầu
Giáo sư Yeatman cũng lưu ý: Đun nóng dầu hạt ở nhiệt độ cao, như khi chiên ngập dầu, có thể làm tăng mức độ độc tố.
Bác sĩ - tiến sĩ Catherine Shanahan, chuyên gia về cách sử dụng dầu ăn lành mạnh tại Mỹ, cũng lưu ý: Vấn đề lớn là đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ cao rồi tái sử dụng nhiều lần, vì mức độ hợp chất độc hại có thể tích tụ, dùng dầu thừa để chiên lại sẽ hình thành nhiều độc tố hơn.
Một lần nữa, điều quan trọng cần lưu ý là bản thân dầu ăn không gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ ở mức độ vừa phải mà vấn đề là từ thực phẩm siêu chế biến, theo The Conversation.
Bình luận (0)