Sau đây là hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bao gồm các nguyên tắc làm sạch, để riêng, nấu chín và bảo quản lạnh.
Salmonella là vi khuẩn có thể gây ngộ độc nghiêm trọng |
Shutterstock |
4 bước giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella từ thực phẩm
Thực hiện theo hướng dẫn giữ sạch, để riêng, nấu chín kỹ và bảo quản lạnh để tránh nhiễm khuẩn salmonella và các loại ngộ độc thực phẩm khác.
1. Cách rửa
Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là sau khi chạm vào trứng, thịt, gia cầm, hải sản hoặc dịch tiết của thịt sống.
Rửa đồ dùng, thớt, bát đĩa và mặt bàn bằng nước xà phòng, đặc biệt là sau khi những chỗ chạm vào trứng, thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc dịch tiết thịt sống.
Rửa lại bồn rửa bằng xà phòng sau khi rửa trứng sống, thịt, thịt gia cầm hoặc hải sản, nhằm tránh lây lan vi trùng sang các loại thực phẩm, dụng cụ và bề mặt khác.
Vệ sinh các bề mặt nhà bếp bằng dung dịch gồm nửa muỗng canh dung dịch thuốc tẩy clo trong 2 lít nước, theo CDC Mỹ.
2. Để riêng
Để riêng thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng với các thực phẩm khác khi mua hàng và trong tủ lạnh. Giữ trứng trong hộp và bảo quản ở chính giữa tủ lạnh, không để ở cửa.
Để riêng thịt sống, thịt gia cầm và hải sản với thực phẩm ăn liền như rau sống, thịt nguội, bánh mì.
Sử dụng thớt và đĩa riêng cho nông sản và đồ sống như thịt, thịt gia cầm, hải sản và trứng, theo CDC Mỹ.
Thịt gà có thể nhiễm khuẩn salmonella |
Shutterstock |
Không bao giờ đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa trước đó đã đựng đồ sống hoặc nấu chưa chín, như trứng, thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc dịch tiết thịt sống.
3. Nấu chín kỹ
Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ đến nhiệt độ cao từ bên trong, bao gồm thịt bò, heo, cừu, chú ý kỹ hơn đối với cá, thịt xay và thịt gia cầm, tốt nhất nhiệt độ chính giữa nên đạt từ 74°C. Nấu bằng lò vi sóng cũng ở 74°C trở lên, theo CDC.
Làm món trứng chín kỹ, không ăn trứng sống hoặc chưa chín kỹ với lòng đỏ hoặc lòng trắng còn lỏng.
4. Bảo quản lạnh
Cài đặt tủ lạnh ở 4,5°C hoặc lạnh hơn.
Không bao giờ để thực phẩm dễ hỏng bên ngoài tủ lạnh hơn 2 giờ. Nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 32°C (như trong xe hơi nóng hoặc dã ngoại mùa hè), hãy làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm đó trong vòng 1 giờ, theo CDC Mỹ.
Bình luận (0)