Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương'

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
16/04/2023 17:01 GMT+7

Trong khuôn khổ triển lãm Hương sắc Mỹ thuật Việt Nam, IDECAF và The World Artspace giới thiệu đến với người yêu mỹ thuật bộ sưu tập gồm 31 tác phẩm, trong đó có 11 bức sơn mài và 6 tranh lụa. Đây là những tác phẩm nổi tiếng của nhiều tác giả mang đậm "phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương".

Những tác giả mang đậm "phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương" cùng phác thảo của danh họa Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Siên, hay Nguyễn Cao Thương, và một số tác phẩm sơn dầu cũng như màu nước của các tác giả khác vừa được triển lãm tại Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (31 Thái Văn Lung, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 1.

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 2.

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi cung cấp

Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp. Các tác giả mang đậm "phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương" có tranh trưng bày gồm: Nguyễn Văn Trung (Ba cô gái lễ chùa, Bốn chị em, Tắm cho em, Tre vàng); Thành Lễ (Cổng chùa Bình Dương, Cây chuối); Nguyễn Khắc Vinh (Phong cảnh Tây Bắc 1, Phong cảnh Tây Bắc 2, Chợ cá); Đặng Mạnh Hùng với Mùa len trâu; Đỗ Mạnh Cường với Thiếu nữ và chim hòa bình; Đặng Quý Khoa (Mèo, Bên suối); Đặng Quý Khoa (Cổng chùa Kim Liên, Đi lễ chùa Hương, Côn Sơn); Lê Vinh với Cô gái dân tộc; Ưng Mộng; Phi Lộc với Phiên chợ; Nguyễn Cao Thương (Đồi cây, Rừng cao su); Nguyễn Văn Rô với Hoa sen...

Được biết, mối quan hệ Pháp - Việt từ mấy trăm năm nay là một câu chuyện chứa chan hương sắc. Một trong những thành quả đơm hoa kết trái mà dư hương còn để lại phải kể đến sự kỳ diệu của nền hội họa Việt Nam, một dòng chảy hoàn toàn riêng biệt trên bình diện mỹ thuật thế giới. Sắc thái hội họa Việt Nam, kể từ khi cái nôi là Trường Mỹ thuật Đông Dương do Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn thành lập cho đến nay, vẫn là một phong cách kết hợp Đông Tây không thể lẫn lộn với một nền văn minh nào khác.

Trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật của chúng ta, tinh thần và tính cách Việt Nam luôn được tôn trọng, mặc dù chúng ta sử dụng kỹ thuật đến từ các nền văn minh ngoại quốc. Trên tinh thần ấy, hòa cùng chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, Viện Trao đổi văn hóa với Pháp phối hợp cùng The World ArtSpace tổ chức triển lãm Hương sắc Mỹ thuật Việt Nam, với sự bảo trợ của Sở Ngoại vụ TP.HCM.

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 4.

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 5.

Mặc dù các tác phẩm chưa hẳn là tiêu biểu, nhưng với sự cầu tiến, Ban tổ chức muốn thực hành theo phương châm Hãy bắt đầu bằng sự bắt đầu (Il faut commencer par le commencement), vì nếu ngần ngại, chúng ta sẽ mãi dừng lại ở sự chuẩn bị tràn đầy nghi vấn. Vì vậy, tất cả các tác phẩm chọn lựa trong triển lãm này đều đằm thắm hương sắc Việt Nam.

Nhân dịp khai mạc triển lãm những bức tranh đậm "phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương", Ban tổ chức đã mời diễn giả Ngô Kim Khôi (định cư tại Pháp từ năm 1985 với chuyên môn về tạo mẫu thời trang) đến nói chuyện về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 6.

Diễn giả Ngô Kim Khôi

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 7.

Nhân dịp khai mạc triển lãm những bức tranh đậm "phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương", Ban tổ chức đã mời diễn giả Ngô Kim Khôi về nói chuyện lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Trường Mỹ thuật Đông Dương

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 8.

Ngô Kim Khôi là nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, con gái thứ ba của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, người đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương

Ngỡ ngàng với những bức tranh đậm 'phong cách Trường Mỹ thuật Đông Dương' - Ảnh 9.

Buổi nói chuyện về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Trường Mỹ thuật Đông Dương thu hút rất đông người yêu mến mỹ thuật quan tâm

NVCC

Diễn giả Ngô Kim Khôi cũng từng làm việc cho các thương hiệu Christian Dior, Hermès, Givenchy, Scherrer, Balenciaga. Với tư cách chuyên gia về lịch sử hội họa Việt Nam, ông còn cộng tác với Tòa Thị chính Paris, Bảo tàng Cernuschi Paris, Viện Hàn lâm hải ngoại Pháp và là tác giả cuốn Thang Trần Phềnh (NXB Mỹ thuật, 2018), là giáo sư môn Thái cực quyền.

Ngô Kim Khôi là nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, con gái thứ ba của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, người đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.