Vậy nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm nào, đặc biệt vào bữa sáng?
Chuyên gia về bệnh tiểu đường người Anh, tiến sĩ Sarah Brewer, tác giả của 50 cuốn sách về sức khỏe, khuyên nên "cắt giảm các loại thực phẩm có chứa carbohydrate hấp thu nhanh" vì chúng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Ví dụ như bánh ngọt, bánh mì, có thể làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể, theo nhật báo Express (Anh).
Tiến sĩ Brewer cảnh báo: “Đặc biệt nếu người bệnh cũng thừa cân, điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát lượng đường kém hơn. Để an toàn, tốt nhất nên "tuân theo chế độ ăn gồm các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp", tiến sĩ Brewer khuyên.
Người bệnh tiểu đường kỵ nhất ăn sáng với thứ này |
Shutterstock |
Chỉ số đường huyết (GI) là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) cho thấy mỗi loại thực phẩm được hấp thu nhanh như thế nào - làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào, khi được ăn vào.
Thực phẩm có GI cao
Thực phẩm có GI cao được cơ thể phân hủy nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cần hạn chế bao gồm:
Đường và đồ ngọt
Nước ngọt có đường
Bánh mì
Khoai tây
Cơm trắng
Thực phẩm có GI thấp
Thực phẩm có GI thấp và trung bình được cơ thể phân hủy chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu "tăng từ từ".
Sau đây là cách để tránh lượng đường trong máu cao nguy hiểm và tránh tăng đường huyết.
Ví dụ về thực phẩm GI thấp và trung bình bao gồm:
Một số trái cây và rau
Các loại đậu
Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, như cháo yến mạch, theo Express.
Mặc dù thực phẩm có GI thấp có thể lành mạnh, nhưng không phải tất cả thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe.
Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu.
Bệnh nhân tiểu đường kể về thứ thuốc 'suýt gây mất mạng' |
Tuy nhiên, sô cô la và khoai tây chiên cũng là những thực phẩm có GI thấp, nhưng không lành mạnh vì có thể chứa nhiều chất béo.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “Chỉ dựa vào GI của thực phẩm thì chưa đủ.
Mà nghiên cứu cho thấy lượng carbohydrate ăn vào rất quan trọng đối với việc làm tăng đường huyết.
Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu. |
Shutterstock |
Không riêng chỉ số GI của thực phẩm, mà chính lượng carbohydrate ăn vào ảnh hưởng đến mức đường huyết sau bữa ăn nhiều nhất.
Đây là lý do tại sao tiến sĩ Brewer cũng đề nghị nên xem xét khẩu phần ăn, nhằm giảm bớt trọng lượng dư thừa.
Đàn ông thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 7 lần, trong khi phụ nữ béo phì có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn 27 lần.
Giảm mỡ thừa có thể cải thiện đáng kể việc sản xuất insulin và các tế bào của cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin, theo Express.
Bình luận (0)