Theo các chuyên gia văn hóa, người Việt thường coi trọng cái ban đầu vì tin rằng "đầu xuôi đuôi lọt". Do đó, không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng được coi trọng. Ngày rằm tháng giêng là ngày rằm khởi đầu của năm, người dân thường đi chùa để cầu bình an đến mình và gia đình, mọi người xung quanh.
Người dân đội mưa đến lễ ở phủ Tây Hồ ngày rằm tháng giêng
N.N
Trong ngày rằm tháng giêng, hàng trăm người dân đã đến phủ Tây Hồ để cầu mong năm mới an lành, tốt đẹp.
Phủ Tây Hồ là nơi thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Đây là di tích quốc gia và là nơi linh thiêng, được nhiều người dân đến thắp hương, cầu khấn mỗi dịp đầu tháng âm lịch và ngày rằm.
Đội mưa cùng vợ đến phủ Tây Hồ, anh Ngô Văn Nhung (trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay, anh luôn đến đây cầu may mắn, sức khỏe.
"Cá nhân tôi nghĩ ngày rằm tháng giêng rất quan trọng. Đây là ngày để lễ cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Gia đình tôi cũng mới bắt đầu kinh doanh nên chúng tôi cũng hy vọng việc làm ăn sẽ thuận lợi", anh Nhung nói.
Gà cúng rằm bán đắt như tôm tươi ở chợ nhà giàu Hà Nội
Sáng nay trời Hà Nội mưa rào nhưng hàng trăm người vẫn đến phủ Tây Hồ cúng lễ
N.N
Ngày rằm tháng giêng (hay còn gọi tết Nguyên tiêu) được người dân rất coi trọng
N.N
Khu vực chính điện thờ Tam phủ công đồng đông nghịt người khấn vái
N.N
Những lá sớ kèm mong muốn được viết trước khi vào phủ
N.N
Những mâm lễ được để gọn gàng, ngay ngắn
N.N
Do không gian trong phủ Tây Hồ hẹp nên nhiều người chọn cách mặc áo mưa, đứng ngoài sân dâng lễ
N.N
Tất cả đều cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình
N.N
Bình luận