Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam

20/04/2016 09:45 GMT+7

“Tôi là người Thái Lan. Ở quê tôi, thực phẩm đường phố rất phổ biến, còn ở Việt Nam, tôi tuyệt đối nói không với quán sá vỉa hè”, Susan Wu, một người Thái làm việc ở VN tâm sự.

“Tôi là người Thái Lan. Ở quê tôi, thực phẩm đường phố rất phổ biến, còn ở Việt Nam, tôi tuyệt đối nói không với quán sá vỉa hè”, Susan Wu, một người Thái làm việc ở VN tâm sự.

Thức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử - Ảnh: D.Đ.MinhThức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử - Ảnh: D.Đ.Minh
Thực phẩm bẩn không chỉ là nỗi ám ảnh của các chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở VN, mà còn là nỗi lo của du khách mỗi khi du lịch tới đất nước này.
“Người ta tiêm chất gì vào quả táo?”
Nhiều người nước ngoài đang sinh sống ở VN có cách riêng để tránh mua phải thực phẩm bẩn.
Ông Harry Hodge, quốc tịch Canada, cho biết: “Nói một cách trung thực, cả nhà tôi tự làm đồ ăn ở nhà. Chúng tôi có xu hướng mua thực phẩm trực tiếp từ nông dân hay các chợ và ít mua đồ trong siêu thị, vì đơn giản là hàng hóa trong siêu thị không tươi bằng, thêm nữa có giá khá đắt. Do người nước ngoài như chúng tôi đa phần đều sinh sống trong các chung cư nên khó trồng rau, nuôi gà… trên sân thượng. Tôi biết nhiều người Việt đã tự cung tự cấp nguồn thực phẩm sạch bằng cách canh tác như vậy”, ông Hodge nói.
Trong khi đó, Susan Wu, một phụ nữ đến từ Thái Lan chia sẻ cô thường tìm mua thực phẩm sạch hữu cơ mặc dù rất khó để biết thực phẩm hữu cơ bán ở VN có đúng là hữu cơ hay không. “Tôi luôn hỏi mọi người xung quanh và bám theo các chuyên gia nước ngoài đang sống ở VN để nghe lời khuyên, kinh nghiệm của họ nên mua thực phẩm sạch, chất lượng ở đâu”, cô Susan Wu nói.
Người nước ngoài nói gì về thực phẩm bẩn? 2Thức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử
Còn Rafi Kot, người Israel, cho biết gia đình ông mua thực phẩm sạch nhập khẩu của các thương hiệu uy tín, hoặc trong các siêu thị. “Các quốc gia muốn hướng tới tiêu chuẩn cao cần phải tuân theo các tiêu chuẩn đó. Nếu tất cả người dân đều tuân theo tiêu chuẩn, đất nước ấy sẽ phát triển. Ở Israel, tiêu chuẩn là cực kỳ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, rất buồn khi ở VN mọi thứ đều tập trung về tiền bạc và vì thế người mua nhận được những thứ rất rẻ. Thông thường những thứ rẻ tiền này là những sản phẩm kém chất lượng, có khi được sản xuất trong nước, có khi là hàng nhập khẩu Trung Quốc”, ông Rafi Kot phát biểu.
Ông kể rằng, có lần ông mua một quả táo to, rất đẹp nhưng tới 4 tháng không bị hư. Mỗi ngày ông đều nhìn quả táo và tự hỏi “Người ta đã tiêm cái thứ gì vào quả táo mà để lâu được đến thế?”.
Theo Susan Wu, nhiều nước phát triển và đang phát triển có cùng nỗi lo về vấn đề thực phẩm bẩn. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ người tiêu dùng nhận thức được họ nên chọn những gì để ăn.
Thực phẩm bẩn không phải là vấn đề của các quốc gia thực thi luật nghiêm ngặt như ở Israel. “Chính phủ Israel rất cẩn trọng đối với vấn đề này. Chẳng hạn, gần đây, một nhãn hiệu thức ăn nhanh ở Israel phải chịu sự giám sát của chính phủ về thành phần thực phẩm để đảm bảo những quy định nghiêm ngặt của phụ gia, hóa chất. “Và người tiêu dùng phải thông minh. Đây là giải pháp thực tế có được từ sự giáo dục”, ông Rafi Kot nhấn mạnh.
Người nước ngoài nói gì về thực phẩm bẩn? 3Ảnh minh họa
Những điều sợ nhất
Trả lời câu hỏi điều gì từng khiến anh/chị sợ nhất khi phải ăn uống ở nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam, cô Susan Wu nói cô thường chọn ăn ở các nhà hàng có uy tín mỗi khi có dịp đi ra ngoài. “Tôi đến từ Thái Lan. Thái Lan nổi tiếng với những quán ăn đường phố, tôi thường xuyên ra đường ăn mỗi khi ở Thái Lan, còn ở VN, tôi tuyệt đối nói không với ăn uống vỉa hè”.
Nhưng Rafi Kot lại có kinh nghiệm khác. Ông cho biết: “Tôi không tin tưởng hệ thống đông lạnh ở đây. Thứ hai, ở nhà hàng, tôi thường tìm đến những nơi có nhiều khách và chọn những món ăn phổ biến nhất. Bằng kinh nghiệm này, tôi có thể tránh được những món ăn để quá lâu, bởi có nhiều khách đồng nghĩa với việc thực phẩm được thay đổi thường xuyên”, ông Kot chia sẻ.
Ông Harry Hodge thì cho rằng, thực phẩm bẩn không phải là những thứ quá đáng sợ bằng các hành động kỳ lạ của người Việt khi ăn uống ở nơi công cộng. “Tôi đã từng thấy những ông bố bà mẹ để mặc con cái của mình đi tiểu ngay trên sân của nhà hàng gần nơi mọi người đang ăn uống, mà không chịu vào nhà vệ sinh. Tôi cũng nhận thấy nhiều người Việt uống bia rượu nhiều ở nhà hàng, còn ở Bắc Mỹ người ta uống nhiều nước có cồn ở quán bar”, ông Kot phát biểu.
Để hạn chế thực phẩm bẩn, theo Harry Hodge, ở Canada, các nhà hàng muốn mở cửa phục vụ thực khách phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra và cấp phép của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông nghi ngờ những biện pháp này không có hiệu quả ở VN, nhất là việc có rất nhiều nhà hàng khai trương mỗi ngày. Quán ăn vỉa hè, hàng rong cũng là mối thách thức của các cơ quan quản lý ở VN, bởi mỗi khi có cơ quan quản lý đến kiểm tra, họ đều tìm cách né tránh.
“Tôi có đọc một bài báo ở đâu đó nói rằng, Chính phủ VN bắt đầu kiểm tra gắt gao việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm, thậm chí nếu ai sử dụng chất cấm có thể bị phạt tù. Tôi hi vọng chính phủ sẽ thực hiện việc kiểm soát hóa chất độc hại trong thực phẩm ở VN trên diện rộng. Khi bệnh ung thư và bệnh tật ngày càng gia tăng do thực phẩm bẩn và chất lượng thực phẩm kém, VN cần đầu tư nhiều hơn cho những nghiên cứu và hỗ trợ tài chính để loại bỏ dần những tác hại khủng khiếp này”, Susan Wu nói.
Có thể nhiều quán vỉa hè an toàn, nhưng cách trưng bày không hợp vệ sinh, khiến du khách nghi ngờ chất lượng không đảm bảo. VN cần có quy định về thức ăn đường phố, như Singapore, Thái Lan… tập trung các quán ăn thành khu ăn uống vỉa hè rất thu hút du khách”, ô
ông Trần Vĩnh Lộc
Bằng kinh nghiệm thực tế ở đất nước mình, Rafi Kot, cho rằng VN cần phải tăng cường kiểm tra các nông trại để hạn chế thực phẩm bẩn bắt nguồn từ đây. Đó là thách thức lớn vì ở VN có rất nhiều trang trại nhỏ. Người nuôi trồng ở các trang trại có thể được nâng cao kiến thức, nhận thức nhưng thực thi pháp luật đôi khi có thể khiến cho họ phá sản. Ở Israel, Chính phủ vượt qua khó khăn này khi đối mặt với đợt bùng phát khuẩn salmonella trên trứng bằng cách đơn giản là hoàn trả tiền cho người nông dân nếu có trứng bị nhiễm độc. Từ đó, người dân ngày càng thận trọng hơn về vệ sinh thực phẩm.
“Triển khai luật là một chuyện, còn thực hiện luật là chuyện khác. Bên cạnh đó cần phải gia tăng kỹ hơn việc kiểm soát biên giới để triệt đường xâm nhập thực phẩm bẩn vào VN”, ông nói thêm.
Du khách khuyến cáo
Nhiều du khách nước ngoài thừa nhận thức ăn đường phố ở VN rất hấp dẫn nhưng lại lo lắng liệu có an toàn hay không nếu ăn ở vỉa hè? Vấn đề này vẫn còn tranh cãi, khi nhiều du khách khuyên là chẳng sao khi ăn ở quán vỉa hè. Nhưng nhiều du khách chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe, chẳng hạn món salad làm từ rau xanh không được rửa; rửa chén bát chỉ trong một cái thau nước được sử dụng nhiều lần... Có khách còn khuyên đá lạnh ở VN không an toàn, nên khi uống nước, có thể đề nghị không cần lấy đá.

Đá lạnh là nguy hiểm lớn nhất ở VN. Mọi người dễ dàng thấy được những chiếc xe tải nhỏ chở đá lạnh và rồi bỏ từng bao tải xuống lề đường. Khi bạn mua một ly sinh tố, người bán lấy đá đập nát bằng một cái búa, đá đó chính là đá ở bao tải vỉa hè đấy.

Nick name Maurizio04

Một du khách đến từ Milan, Ý, có nick name Maurizio04 viết: “Đá lạnh là nguy hiểm lớn nhất ở VN. Mọi người dễ dàng thấy được những chiếc xe tải nhỏ chở đá lạnh và rồi bỏ từng bao tải xuống lề đường. Khi bạn mua một ly sinh tố, người bán lấy đá đập nát bằng một cái búa, đá đó chính là đá ở bao tải vỉa hè đấy”.
Một du khách đến từ Long Island, New York (Mỹ) kể trong chuyến du lịch ở VN con gái nhỏ của họ đã bị đau bụng và phải uống thuốc.
“Các bạn cần phải cẩn thận, phải trữ sẵn một số loại thuốc thông dụng. Chúng tôi hầu như không dám ăn thức ăn đường phố. Tôi không thể tưởng tượng được thịt gà, thịt bò sống để ngoài trời nóng hàng tiếng đồng hồ rồi mang đi chế biến sẽ như thế nào”, du khách này chia sẻ.
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, cho biết khách du lịch nước ngoài của công ty ông không có ai dám ăn thức ăn đường phố, lề đường khi tới VN. Hiện nay, thông tin trên mạng rất nhiều, nên trước khi tới VN họ thường tìm hiểu về thực phẩm sạch, về việc ăn uống ở đâu cho an toàn.
Khách châu Á có người muốn thử, nhưng khách Âu lại ngại, họ chấp nhận ăn fast food. “Có thể nhiều quán vỉa hè an toàn, nhưng cách trưng bày không hợp vệ sinh, khiến du khách nghi ngờ chất lượng không đảm bảo. VN cần có quy định về thức ăn đường phố, như Singapore, Thái Lan… tập trung các quán ăn thành khu ăn uống vỉa hè rất thu hút du khách”, ông Lộc đề xuất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.