Người Việt giữa thảm kịch Covid-19 ở Ấn Độ

26/04/2021 08:50 GMT+7

Trả lời Thanh Niên , nhiều người Việt đang sống tại Ấn Độ cũng như đại diện Đại sứ quán Việt Nam ở nước này đều thể hiện rõ sự vững tâm ứng phó giữa tâm bão đại dịch Covid-19 .

Ngày 25.4, truyền thông Ấn Độ đưa tin tình hình dịch Covid-19 ở nước này vẫn diễn biến xấu khi có thêm khoảng 350.000 ca nhiễm mới và gần 3.000 người chết chỉ trong vòng 24 giờ. Cùng ngày, Thanh Niên đã liên hệ với một số người Việt đang sống tại Ấn Độ.

Người ở lại, người thuê máy bay rời đi

Sư cô Diệu Hiền, đang sống tại bang Uttakhand, cho biết ở bang này từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần thì sau giờ nghỉ trưa là phong tỏa đến sáng hôm sau và các hoạt động chỉ diễn ra vào buổi sáng trong những ngày này, còn thứ bảy và chủ nhật thì phong tỏa toàn bộ. “Sư sinh hoạt trong chùa nên cũng không bị ảnh hưởng”, sư cô chia sẻ.

Thật sự kinh khủng

Trả lời Thanh Niên ngày 25.4, TS Raji Rajagopalan (thuộc Quỹ Nghiên cứu quan sát (ORF) ở Ấn Độ) cho hay: “Tình hình thực sự kinh khủng, tôi đã mất đi một số người bạn trong đợt dịch này. Một số bạn bè tôi cũng mất bố mẹ vì Covid-19”. Bà cho biết đã được tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nên cảm thấy may mắn hơn rất nhiều người. Ông Gagandeep Bakhshi (tướng lục quân Ấn Độ đã nghỉ hưu, đang giảng dạy tại Học viện Quân sự Ấn Độ) thì chia sẻ: “Diễn biến tồi tệ của đợt dịch bệnh lần này khiến chúng tôi bất ngờ. Giờ đây, mọi thứ đang dần được kiểm soát”.
 
Trong khi đó, chị V., sinh sống tại Ấn Độ khoảng hơn 3 năm nay, ngày 22.4 đã rời khỏi nước này đến châu Âu để tránh dịch. Chị cho biết: “Mình may mắn hơn và được ưu đãi hơn... nên không có trải nghiệm khó khăn”. Theo chị, những ngày qua nhiều người có điều kiện ở Ấn Độ đã thuê máy bay riêng để rời khỏi nước này. Chi phí để thuê một máy bay 12 chỗ ngồi từ Ấn Độ sang Dubai (UAE) vào khoảng 38.000 USD (gần 900 triệu đồng) và thời gian bay khoảng 3 giờ. Rồi từ Dubai đặt vé đi sang nước khác.

Chị Phương Thanh sau khi khỏi bệnh

Ảnh: NVCC

Chữa trị tại nhà

Chị Nguyễn Thị Phương Thanh (29 tuổi, đang sống tại TP.Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ) cho biết chị bị phát hiện nhiễm Covid-19 vào ngày 29.3 và đã khỏi bệnh cách đây vài ngày. Khi đó, chị đến bệnh viện tư nhân khám và điều trị tại nhà để đỡ chiếm giường bệnh của những người bệnh nặng hơn. “Trong thời gian điều trị, bệnh viện công ở khu vực có gọi điện thoại 5 lần hỏi về diễn tiến sức khỏe; họ có gửi một số loại thuốc như vitamin C&D, Zinc, Paracetamol...”, chị Thanh cho biết thêm.

Trung Quốc đề nghị hỗ trợ Ấn Độ về vắc xin

Trung Quốc hôm qua đề nghị hỗ trợ Ấn Độ vì nước này gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Mỹ để sản xuất vắc xin Covid-19, theo tờ South China Morning Post. Ấn Độ đang cạn kiệt vắc xin Covid-19 và đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với những nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất vắc xin. Mới đây, Nhà Trắng tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ Ấn Độ nhưng không nêu rõ chi tiết.
Phúc Duy
Chị nhận xét: “Lần này hầu như mọi người đều đã có kinh nghiệm hơn năm trước. Có thể do vừa qua nhiều lễ hội diễn ra ở nhiều nơi nên số ca tăng đột biến, nhưng hiện tại chính phủ đang nỗ lực để kiểm soát. Chỗ mình ở thì tình hình ổn hơn Mumbai và New Delhi, tỷ lệ hồi phục khoảng 85%, hệ thống y tế thì vẫn chưa quá tải lắm. Ba mẹ chồng của mình đã tiêm vắc xin, do chỉ mới tiêm cho người trên 45 tuổi. Từ ngày 1.5, cơ quan y tế mới tiến hành tiêm cho người trên 18 tuổi. Năm ngoái, gia đình mình có 3 người nhiễm rồi, nên giờ cũng có kiến thức nhất định”.
“Tình hình không đến mức như “ngày tận thế” như một số thông tin truyền đi. Mọi người ở đây sống chung với dịch”, chị Thanh nhận xét.
Người Việt giữa thảm kịch Covid-19 ở Ấn Độ

Một số loại thuốc bệnh viện gửi đến nhà cho chị Phương Thanh trong thời gian điều trị bệnh

Ảnh: NVCC

Đại sứ quán Việt Nam dự trữ thực phẩm cho kiều bào

Hôm qua, trả lời Thanh Niên, TS Đỗ Thanh Hải, Tham tán Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại New Delhi (Ấn Độ), cho biết: “Trước khi có dịch Covid-19 thì cộng đồng người Việt ở Ấn Độ khoảng hơn 1.000 người, sang Ấn Độ vì nhiều mục đích khác nhau như kết hôn, đi học, tu tập, công tác; một số người đi tham quan bị kẹt lại.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn đã cố gắng thu xếp các chuyến bay để đưa bà con tại Ấn Độ và các nước Nam Á khác về nước để phòng ngừa dịch bệnh. Hiện nay vẫn còn khoảng gần 100 đồng bào ở lại, học tập, công tác rải rác nhiều thành phố trên khắp lãnh thổ Ấn Độ”.
Theo ông Hải, ĐSQ thường xuyên liên hệ với đại diện của các nhóm, qua đó nắm bắt tình hình, duy trì đường dây nóng để hỗ trợ thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân khi cần thiết. Tại thời điểm Ấn Độ phong tỏa gắt gao và các xe bình thường không được lưu thông, ĐSQ đã cử cán bộ mua lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho bà con gặp khó khăn.
ĐSQ chưa nhận được thông tin khẩn cấp từ cộng đồng, trừ một số kỹ sư xây dựng bị nhiễm bệnh ở TP.New Delhi. ĐSQ theo dõi sát tình hình dịch bệnh. Khi có chuyển biến nghiêm trọng, ĐSQ sẽ can thiệp bằng đường ngoại giao để thu xếp được giường bệnh, đưa bệnh nhân đi chữa trị kịp thời.

Ấn Độ vật vã chống chọi "sóng thần" Covid-19

ĐSQ đã hai lần bị dịch bệnh tấn công. Cuối năm 2020, một số cán bộ bị lây nhiễm khi tổ chức chuyến bay và triển khai công tác đối ngoại. Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và hướng dẫn của các chuyên gia y tế Việt Nam và Ấn Độ, các bệnh nhân đã khỏi bệnh, hồi phục và trở lại công tác.
“Hiện nay, ĐSQ phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên, nhưng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản để phục vụ công tác bảo hộ công dân khi cần thiết. Một cán bộ của ĐSQ đã bị lây nhiễm, nhưng đã được cách ly, sức khỏe ổn định và có tiến triển tích cực”, ông Hải cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.