Người Việt ở Mỹ dõi theo bầu cử Tổng thống: Lao đao vì Covid, lo chính sách thay đổi

02/11/2020 18:32 GMT+7

Bầu cử tổng thống Mỹ vào giai đoạn nước rút. Du học sinh Việt Nam, vốn đã trải qua gần một năm mệt mỏi vì dịch Covid-19, nay lại hồi hộp chờ kết quả không thua gì người Mỹ, bởi với họ một số chính sách ở nước Mỹ sẽ thay đổi.

người Việt ở Mỹ và đã từng là du học sinh, tôi rất thấu hiểu tâm trạng này trước một trong những mốc lịch sử lớn nhất của nước Mỹ: Bầu cử tổng thống. Khi cuộc bầu cử lịch sử này có kết quả cũng là lúc các du học sinh sẽ chọn cho mình một quan điểm, một hướng đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Bởi đã chọn nước Mỹ làm nơi học tập, cuộc sống của du học sinh sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các cuộc bầu cử, các chính sách luật di trú mà các chính khách đề xuất.

Đại học Brooklyn dự kiến đóng cửa đến tháng 6.2021

Chọn về Việt Nam rồi... tính tiếp

Em Phạm Gia Khánh đã ở New York được 1 năm, nay em đã về lại Hà Nội bằng máy bay từ chính phủ Việt từ đầu tháng 9, giữa tháng 9 mới gặp được gia đình do phải cách ly 2 tuần. Vì học kỳ vẫn đang tiếp tục nên em phải học tiếp chương trình từ nơi cách ly, vất vả hơn do trái múi giờ. Em mua data để có internet ổn định học trực tuyến. Em mong rằng mình có thể sang Mỹ lại đầu năm sau kịp tham gia khóa học mùa xuân 2021. Em đã gia hạn visa để quay lại hoàn thành chương trình học thạc sĩ hệ 2 năm ngành lập trình máy tính. Em đã chịu mất 1 học kỳ ở nhà vào mùa xuân 2020 vì dịch Covid-19 gián đoạn, trường học đóng cửa. Em dự định làm OPT (Optional Practical - thực hành một năm sau khi tốt nghiệp) ở Mỹ rồi tính tiếp cho dự định tương lai.

Sau khi tốt nghiệp, du học sinh Việt Nam đối diện với lựa chọn ở lại Mỹ hay về Việt Nam

Em Nguyễn Lê Bích Quân (ngành New Media and Digital Design năm 3, Fordham University) đã về Việt Nam từ cuối tháng 3 do trường đã chuyển sang dạy online hoàn toàn và tình hình dịch New York diễn biến phức tạp. Em cũng dự định tháng 1.2021 sang lại Mỹ, em và gia đình đang rất lo lắng chờ kết quả bầu cử năm nay, theo dõi chính sách mới có ảnh hưởng như thế nào với du học sinh đặc biệt là du học sinh đang trở về nước tránh Covid-19 rồi mới quyết định cho học kỳ mùa xuân tới.
Qua tìm hiểu, em biết cơ hội ở lại làm việc ở Mỹ cho du học sinh càng ngày càng khó khăn và nhiều người đã trở về Việt Nam. Tuy nhiên em vẫn sẽ cố gắng tận dụng thời gian OPT của mình để có trải nghiệm làm việc tại Mỹ nhưng em cũng không hạn chế các cơ hội làm việc tại bất kỳ quốc gia nào khác.
Du học sinh Việt hồi hộp trước thềm bầu cử ở Mỹ

Du học sinh Việt Nam cập nhật tình hình chính trị Mỹ hàng giờ

Chọn ở lại Mỹ trong mùa dịch

Em Mai, 28 tuổi, học thạc sĩ tại trường Brooklyn. Em đã mất nguyên năm 2020 (cả học kỳ mùa xuân và thu) vì trường đóng cửa. Ngoài những giờ học trực tuyến, em cố gắng sống tích cực bằng cách tập thể dục, nấu ăn, chia sẻ hình lên các trang mạng xã hội để gia đình và bạn bè ở quê nhà yên tâm là mình vẫn ổn. Học trực tuyến có lợi là được di chuyển nhiều nơi nên em cũng đã thu xếp thời gian đi du lịch, khám phá New York, thăm gia đình người thân mà trước đây em không có thời gian làm được.
Em có lo lắng về tìm việc vì bây giờ không có nơi nào nhận du học sinh vào thực tập mà nếu không thực tập thì làm sao xin được việc sau khi ra trường. Nhưng đó là tình hình chung, ngay cả người bản xứ cũng không tránh khỏi. Điều em thấp thỏm nhất là những thay đổi của Luật di trú Mỹ.
Du học sinh Việt hồi hộp trước thềm bầu cử ở Mỹ

Thức trắng đêm học trực tuyến theo giờ Mỹ

2 năm theo học ngành Quan hệ quốc tế ở New York chương trình 4 năm, em Hiền (Berkeley College) rất yêu New York và muốn được ở lại làm nếu có công việc phù hợp ở công ty quốc tế. Em thường xuyên cập nhật tình hình chính trị, thời sự của Mỹ và New York nhưng em không quá lo lắng về tương lai. Em nói: “Mình cứ bình tĩnh, lo lắng bây giờ cũng không làm gì được. Nếu Luật di trú có khó khăn và chặt chẽ sau đợt bầu cử này hay trong năm tới em vẫn còn mấy năm nữa mới tốt nghiệp. Đến lúc đấy có gì thay đổi thì sao?” Em giải thích tiếp: “Trường hợp không được ở lại thì em sẽ lại về Việt Nam. Đất nước cũng đang có nhiều cơ hội cho du học sinh trở về làm việc. Em cũng yên tâm”.
Ở New York, không có trường nào dám cho học sinh đi học 100% lớp vì không đủ giữ khoảng cách 6 feet (gần 1.83m) cho 30 - 50 sinh viên trong mỗi phòng học.
Du học sinh Việt hồi hộp trước thềm bầu cử ở Mỹ

Các đại học Mỹ có số lượng lớn sinh viên quốc tế, có được nguồn thu nhập cao

Giấc mơ Mỹ liệu có thành hiện thực?

Em Nam, 32 tuổi, chọn làm nghiên cứu sinh hệ sau tiến sĩ (fellowship) ngành công nghệ sinh học ở một trường đại học miền Trung nước Mỹ. Em đang ở năm thứ 2 của chương trình tu nghiệp này. Năm sau chương trình fellowship của em hết hạn (hạn 3 năm), em rất lo lắng vì muốn ở lại làm việc tại trường đại học Mỹ vì ngành này cần được nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tối tân. Em vừa mới được trường chuẩn bị hồ sơ cho diện H1B (định cư Mỹ theo diện lao động chuyên môn) vào tháng 3 năm nay thì mọi chuyện bị gián đoạn vì Covid-19. Em định đăng ký thêm 1 khóa tu nghiệp nữa để kéo dài thời gian visa.
Du học sinh Việt hồi hộp trước thềm bầu cử ở Mỹ

Đóng học phí Mỹ, du học sinh học trực tuyến từ... Việt Nam!

Trần Hồng Phú (20 tuổi, Cascadia College, đã tốt nghiệp và đang thực tập OPT) chia sẻ: “Em rất mong muốn sẽ có có hội được đi làm tại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, việc đi làm ở Mỹ đã khó khăn hơn rất nhiều, các công ty đã giảm một lượng lớn việc làm và quy trình hồ sơ bảo lãnh bị thắt chặt… Em cũng nóng lòng không kém chờ đợi kết quả từ cuộc bầu cử sắp tới và hi vọng kết quả có như thế nào đi nữa thì sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng tới cộng đồng du học sinh.”
Trung, một trong những các giảng viên mới của đại học Nam Texas nói: “May mắn mình vừa nhận được H1B tháng 4 năm nay, nhưng có bạn khác cùng trường không may mắn như vậy vẫn đang chờ xét duyệt vì giấy tờ từ Sở di trú rất chậm do dịch bệnh, luật thay đổi, bầu cử. Chính quyền ngày càng thắt chặt việc xin thẻ xanh dưới dạng H1B”.
Em Lan (26 tuổi, New York) và Nhi (28 tuổi, California) vừa học xong khóa thạc sĩ và đang thực tập dạng OPT cũng bày tỏ sự lo lắng như các bạn du học sinh khác. Tương lai các em sẽ ra sao trên đất nước này đều được quyết định phần lớn bởi kết quả bầu cử vào đầu tháng sau?
Ngoài ra, từ những khó khăn khi nộp đơn cho loại visa đi làm như H1B, có em suy nghĩ về việc kết hôn với người bản xứ bởi đây là cách duy nhất để ở lại lúc này. Tuy nhiên, khi mục đích chính của các mối quan hệ tình cảm là tấm thẻ xanh thì mối quan hệ đó dễ dàng không bền vững.
Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm về tất cả nỗi ưu tư mà các du học sinh đã có với “Giấc mơ Mỹ”. Mỗi em đều có cách chọn lựa cho là đúng đắn nhất từ những suy nghĩ của riêng mình.
Sáng nay, khi tôi chuẩn bị buổi dạy hàng tuần của mình, tôi bất chợt nhớ nụ cười lạc quan của em Hiền: ”Vạn sự tùy duyên!”, em cứ cố gắng học thật tốt, không phạm pháp thì rồi cũng sẽ có cơ hội… Cứ học xong đã, không ở lại được thì về cũng tốt mà, quê nhà đang phát triển lại được gần gia đình…
Thật là một suy nghĩ tích cực, chấp nhận hoàn cảnh, bởi ở đâu được, miễn là trở thành những con người hữu ích thì luôn luôn có chỗ đứng ở bất cứ nơi chốn nào! 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.