Người Việt sở hữu ô tô tăng vọt, nhiều garage gặp khó khâu quản lý

01/12/2021 10:51 GMT+7

Dù lượng khách sử dụng dịch vụ ngày càng tăng, tuy nhiên thực tế là đa phần các garage - xưởng dịch vụ ô tô tại Việt Nam hiện nay lại chỉ quản lý theo cách truyền thống, vốn kém hiệu quả và lãng phí nhân lực.

Thị trường ô tô Việt Nam những năm qua liên tục tăng trưởng mạnh. Từ lượng xe mới bán ra chỉ ở mức hơn 245.000 chiếc (năm 2015), kết thúc năm 2020 vừa qua, con số này đã vượt ngưỡng 400.000 chiếc. Đáng chú ý, lượng người sở hữu ô tô tăng cũng kéo theo sự phát triển và mở rộng của những ngành dịch vụ liên quan như sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc xe…

Số lượng người sở hữu ô tô tăng trưởng đang kéo theo sự phát triển, “nở rộ” của các xưởng dịch vụ (garage)

Theo khảo sát từ công ty công nghệ Canext, ngành dịch vụ ô tô tại Việt Nam hiện nay có hơn 10.000 xưởng dịch vụ (garage), với quy mô thị trường dự kiến lên đến 2,4 tỷ USD vào năm 2026.

Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại khi có đến khoảng 80% xưởng dịch vụ thuộc loại cá nhân nhỏ lẻ, và vẫn đang quản lý theo các phương pháp truyền thống, khiến thị trường phân mảnh, thiếu sự nhất quán. Điều này không chỉ làm các chủ garage phải “đau đầu” vì thiếu hiệu quả và lãng phí nhân lực, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế đang tồn tại, theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, các xưởng dịch vụ cần áp dụng công nghệ vào khâu quản lý. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh covid đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cũng là trở ngại, bắt buộc ngành dịch vụ ô tô phải thay đổi theo hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào việc vận hành và quản trị doanh nghiệp.

Carus Gara là nền tảng số vừa xuất hiện nhưng đã được nhiều garage ô tô lựa chọn

Thế nhưng, để có thể giúp các garage chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả, cần một nền tảng công nghệ chất lượng và tối ưu về giá cả. Thực tế ở Việt Nam, những nền tảng công nghệ hiện nay đã được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như bán hàng, ẩm thực… Riêng ngành ô tô nói chung và ngành dịch vụ ô tô nói riêng, đến thời điểm này chỉ mới xuất hiện một số nền tảng công nghệ chuyên biệt. Trong đó, Carus Gara là một điển hình.

Nền tảng này là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái dịch vụ ô tô Carus và đang được xem là một lựa chọn chuyển đổi số chất lượng cho các xưởng dịch vụ ô tô tại Việt Nam. Cung cấp cho các xưởng nhiều giải pháp, gồm Quy trình nghiệp vụ 8 bước cơ bản từ việc đặt lịch, tiếp nhận xe cho đến bàn giao xe và chăm sóc khách hàng; Nghiệp vụ xử lý tổn thất với bảo hiểm ô tô; Quản lý toàn bộ hàng hóa, tài chính và công nợ; Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên và phân quyền theo vai trò; Chăm sóc khách hàng đa kênh, nhắc lịch bảo dưỡng xe; Báo cáo thống kê về doanh thu, dịch vụ và nhóm sản phẩm và Quản lý theo chuỗi và khả năng mở rộng theo yêu cầu.

Carus Gara cung cấp cho các xưởng dịch vụ nhiều giải pháp, giúp việc quản lý đơn giản và hiệu quả hơn

Hiện Carus Gara có thể dễ dàng sử dụng trên các thiết bị thông minh như máy tính, tablet hoặc smartphone thông qua 2 phiên bản web và ứng dụng di động. Ở phiên bản mới nhất, nền tảng này mang đến cho người dùng giao diện thân thiện và dễ sử dụng, thiết lập quy trình dịch vụ tiêu chuẩn 8 bước có thể áp dụng tất cả các xưởng dịch vụ ô tô, cung cấp nhiều tính năng về phân công công việc, tùy chỉnh về kế toán và các báo cáo liên quan...

Dù mới được phát triển và tung ra thị trường, tuy nhiên hiện tại, Carus Gara đã có hơn 50 khách hàng sử dụng phần mềm trả phí trên khắp cả nước. Trong đó, ngoài những garage quy mô nhỏ và vừa, cũng có khá nhiều khách hàng là những garage lớn và có hệ thống theo chuỗi.

Đặc biệt, số liệu phân tích từ Canext cho thấy, việc sử dụng giải pháp Carus Gara đã các xưởng dịch vụ ô tô tăng từ 15 - 25% hiệu suất quản lý hàng ngày, tối ưu chi phí chăm sóc khách hàng và dễ dàng quản lý gara từ xa. Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng không chỉ cho ngành dịch vụ ô tô, mà cả với người dùng xe khi chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện nhờ ứng dụng công nghệ số.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.