Như Thanh Niên đã thông tin, Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM bổ sung các phương án quy hoạch cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai.
Với khoảng 40 km chiều dài đường sông tiếp giáp giữa hai địa phương (từ cầu Đồng Nai đến cầu Phước Khánh), hiện tại theo quy hoạch có 5 cầu kết nối hai bên, gồm: cầu Đồng Nai, cầu Long Thành, cầu Nhơn Trạch, cầu Phước Khánh và cầu Cát Lái (tên tạm gọi gắn với thay phà Cát Lái). Trong đó, có 4 vị trí cầu đã và đang được đầu tư xây dựng.
Càng có nhiều cầu nối TP.HCM - Đồng Nai, việc kết nối, phát triển kinh tế vùng sẽ càng được thúc đẩy. Trong ảnh là vị trí dự kiến xây cầu Nhơn Trạch |
NGỌC DƯƠNG |
Cụ thể, cầu Đồng Nai (trên QL1A) đã được xây dựng hoàn chỉnh với quy mô 8 làn xe; cầu Long Thành (cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) đã đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, đang nghiên cứu đầu tư xây dựng giai đoạn hoàn thiện 8 làn xe; cầu Phước Khánh (cao tốc Bến Lức - Long Thành) giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe đã hoàn thiện, giai đoạn tiếp sẽ đầu tư 8 làn xe; cầu Nhơn Trạch (trên đường Vành đai 3) đang được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, giai đoạn hoàn thiện sẽ đầu tư 8 làn xe.
Đối với cầu Cát Lái, Sở GTVT đề xuất điều chỉnh hướng tuyến của cầu Cát Lái theo dự kiến trước đây. Công trình sẽ có điểm đầu trên đường trục Bắc - Nam TP.HCM rồi đi về phía đông vượt rạch Đĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng, trùng tuyến Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát. Cầu sau đó vượt sông Đồng Nai qua xã Phú Hữu, Phú Đông, H.Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi đi trùng đường quy hoạch để kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Bên cạnh đó, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị bổ sung quy hoạch 1 cầu kết nối TP.Thủ Đức với xã Tam An, H.Long Thành, Đồng Nai. Cây cầu này là ý tưởng được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề xuất trước đó, nhằm tăng kết nối giao thông, kinh tế giữa hai địa phương.
Kêu khổ ở Bến xe Miền Đông mới vì nhiều tuyến xe bỗng “mất tích” |
Đẩy nhanh hơn tiến độ
“Sau khi khởi công cầu Nhơn Trạch, khởi động Vành đai 3, TP.HCM lên kế hoạch bổ sung những cây cầu kết nối với tỉnh Đồng Nai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương và cả vùng. Đây là tin rất vui. Nhưng theo tôi, lẽ ra nên mở rộng cửa ngõ phía đông sớm hơn nữa thì còn vui hơn. Mong rằng các dự án, công trình mới sớm được khởi công và hoàn thành, để tạo động lực phát triển mạnh mẽ không chỉ cho 2 địa phương mà còn cho cả vùng Đông Nam bộ, cũng như đóng góp cho sự phát triển của cả nước”, bạn đọc (BĐ) Đong Pho cho biết.
Cùng ý kiến, BĐ Daoanhtuanhp1970 cho rằng: “Muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì cầu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đi lại, nhanh chóng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, cũng như liên kết vùng miền... Không riêng ở TP.HCM mà ở đâu cũng vậy”. BĐ Khanhdesignuk sốt ruột: “Xây thêm 5 cái cầu cũng chưa đủ giảm tải, nên cứ làm đi. Tiến độ cũng cần nhanh hơn”.
Quy hoạch cần tính tổng thể kinh tế - xã hội
Ủng hộ việc mở rộng cửa ngõ phía đông TP.HCM, nhiều BĐ còn chỉ ra những tồn tại cần khắc phục, cũng như góp thêm ý kiến để cửa ngõ phía đông thêm thông thoáng.
BĐ Tien Truong Huynh nêu vấn đề: “Nếu làm cầu từ Q.7 (TP.HCM) qua Nhơn Trạch (Đồng Nai), liệu cầu Tân Thuận, Kênh Tẻ, đường Nguyễn Tất Thành... có thể gánh được lưu lượng sẽ tăng đột biến khi có cầu từ Q.7 qua Nhơn Trạch?”.
Trong khi đó, BĐ bqtitp@gmail.com góp ý: “Nên làm cầu ở Cát Lái, còn cầu từ Nhơn Trạch qua Q.7 cũng cứ làm. Cầu Q.7 qua Nhơn Trạch không thể thay thế cầu Cát Lái qua Nhơn Trạch đâu”. BĐ Thang cho rằng: “Phải làm cầu sau cảng Cát Lái để tàu container loại lớn chạy tuyến Âu - Mỹ còn vào được cảng Cát Lái, chứ tàu container loại nhỏ chỉ là tàu trung chuyển thì chi phí logistic của VN sẽ cao nhất Đông Nam Á”.
Bên cạnh việc quy hoạch các công trình giao thông kết nối với các địa phương, BĐ wbbip...@gmail.com cũng đề xuất: “Cần phải có quy hoạch nhà ở cho tầng lớp công nhân mới có sự phát triển bền vững. Mở rộng để giãn dân là điều tốt nhưng rất cần quy hoạch chi tiết liên quan đến nhà ở của công nhân. Những khu mới mở hiện nay mà giá xấp xỉ khu nội đô cũ là điều bất hợp lý. Tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo nên hệ sinh thái cho khu dân cư cũ, vậy mà khu dân cư mới có giá ngang với khu dân cư cũ là rất bất hợp lý, công nhân sao đủ tiền mua nhà ở. Quy hoạch phải tính ổn định lực lượng sản xuất, như vậy đất nước mới phát triển bền vững”.
Hiện giờ cửa ngõ phía đông TP.HCM đã quá sức quá tải, ùn tắc thường xuyên. Rất mong xây thêm nhiều cầu, mở thêm nhiều đường lớn… để giải tỏa ngay tình trạng này. Cần làm nhanh, vì thời gian không chờ ai cả!
Tiến
Củ Chi và Bình Dương cũng rất cần kết nối, xây dựng luôn đi TP.HCM.
duongvanquoc.pq@gmail.com
Phải phát triển đồng bộ Đông Tây Nam Bắc. Nếu không thì nghẽn từ chỗ này chuyển sang chỗ khác. Có sự mất cân đối qua nhiều năm…
Bình luận (0)