• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật phát triển công nghệ khai thác đất hiếm sâu 6.000 m dưới đáy biển

Khánh An
minhhung@thanhniennews.com
25/12/2022 07:41 GMT+7

Nhật đang phát triển công nghệ khai thác đất hiếm dưới đáy biển sâu, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2024.

Nhật muốn khai thác đất hiếm gần đảo san hô vòng Minami-Torishima ở Thái Bình Dương

ảnh chụp màn hình nikkei asia

Nhằm giảm lệ thuộc nguồn đất hiếm từ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ bắt đầu khai thác khoáng sản này từ bùn dưới biển sâu ngoài khơi đảo Minami-Torishima vào năm 2024, theo Nikkei Asia ngày 24.12.

Dự kiến Nhật sẽ triển khai phát triển công nghệ khai thác vào năm tới, nhằm khai thác gần đảo san hô vòng thuộc Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 1.900 m về phía đông nam.

Bùn chứa nhiều khoáng sản đất hiếm có thể được tìm thấy dưới đáy biển ở độ sâu khoảng 6.000 m tại khu vực trên. Để tận dụng nguồn tài nguyên này, trước hết Nhật cần phát triển công nghệ đủ sức khai thác ở độ sâu 5.000 – 6.000 m.

Khu vực trên có hải lưu Kuroshio, dòng chảy thuộc loại nhanh nhất trên thế giới, chưa kể nơi đây còn thường xuyên bị bão càn quét. Giới chuyên môn cho biết có nhiều thách thức lớn về công nghệ đối với bất cứ bên nào muốn khai thác tài nguyên tại những vùng biển như thế.

Khi khai thác dầu và khí thiên nhiên dưới đáy biển, quặng chịu áp lực lớn nên đẩy tài nguyên lên khi khoan xuống. Tuy nhiên, bùn chứa đất hiếm lại không có đặc điểm này nên cần phương tiện đưa lên bề mặt như máy bơm.

Quốc hội Nhật đã thông qua ngân sách 6 tỉ yen (44 triệu USD) cho dự án trong ngân sách bổ sung lần 2 của tài khóa 2022. Ngân sách này sẽ dùng để phát triển các máy bơm và đường ống dài đến 6.000 m để khai thác.

Đất hiếm là khái niệm chỉ 17 kim loại hiếm. Nhật hiện nhập khẩu hầu như tất cả đất hiếm cho nhu cầu trong nước, trong đó có 60% từ Trung Quốc. Trong số đó, Nhật nhập khẩu từ Trung Quốc kim loại neodymi dùng trong ngành điện gió và dysprosi dùng trong động cơ xe điện.

TikTok nỗ lực thay đổi, Lầu Năm Góc, FBI, CIA vẫn lo ngại về theo dõi người dùng, dữ liệu cá nhân
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.