Sở đang làm việc với đơn vị tư vấn về cách quản lý xe đạp công cộng. Đơn vị quản lý sẽ dùng khóa điện tử để quản lý xe, thông tin về hành khách cũng được lưu lại. Nếu người dùng xe trong một giờ có thể được miễn phí. Hành khách cũng có thể trả xe ở các trạm khác nhau chứ không nhất thiết phải ở nơi lấy xe ra. Mô hình cho thuê xe đạp ở các trung tâm thành phố được nhiều nước thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường. Từ tháng 3, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã phối hợp với Thành đoàn TP.HCM, vận động cán bộ công nhân viên đi làm bằng xe đạp. Đây là hoạt động nằm trong chiến lược thu hút hành khách đi xe buýt từ năm 2017, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn tổ chức lại mạng lưới, xây dựng đề án đầu tư xe buýt mới giai đoạn 2018 - 2020, nghiên cứu dùng xe từ 9 chỗ để kết nối với xe buýt nhanh và metro...
Trước đó, hồi đầu năm 2017, TP.HCM đưa vào khai thác loại hình xe điện đưa du khách tham quan vòng quanh TP. Các tuyến xe buýt điện (ảnh) là loại xe 12 chỗ, chạy thí điểm trong 3 năm. Người dân và du khách có thể sử dụng loại phương tiện thân thiện môi trường này tham quan các địa danh, điểm du lịch nổi tiếng tại trung tâm TP như: chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nhà hát Thành phố, UBND TP... Tuyến hoạt động tại khu vực trung tâm TP mang số hiệu D1 (công viên 23.9 - Thảo cầm viên Sài Gòn), hoạt động 5 - 22 giờ, mỗi ngày có 70 chuyến và cách nhau 30 phút. Hai tuyến hoạt động tại khu Phú Mỹ Hưng gồm D2: Sky Garden - Crescent Mall và D3: Riverside Resident - Crescent Mall.
Đây được xem là giải pháp giảm lượng xe cá nhân ở khu vực nội đô. Các tuyến buýt này hoạt động theo hình thức không trợ giá. Giá vé dưới nửa lộ trình là 6.000 đồng, suốt lộ trình là 12.000 đồng.
Bình luận (0)