Nhiều người mắc 'bệnh'… trễ giờ

03/10/2017 15:15 GMT+7

Câu chuyện hoa hậu Phạm Hương đến buổi họp báo một chương trình truyền hình trễ hơn 1 tiếng đồng hồ, hay danh hài Trường Giang đến trễ 2 tiếng đồng hồ so với thư mời đã khiến nhiều người cảm thấy 'nhột' vì 'mình đã từng như thế'.

Vậy có bao giờ bạn trễ giờ hẹn với người khác? 9/10 người được hỏi đều thú thật: “Đều đã ít nhất một lần”.
“Cuối tuần qua, cả nhóm bạn hẹn đi chơi. Nhưng mình đến chỗ hẹn trễ 30 phút, nên khi đến thì cả nhóm đã di chuyển sang điểm khác rồi. Vì vậy mà cả nhóm giận mình luôn”, Tấn Anh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, kể.
Câu chuyện của Tấn Anh không phải hiếm, ngược lại có nhiều người cho biết bản thân đã từng là người xài “giờ dây thun”. “Chẳng hiểu sao mà mình hay trễ hẹn. Có khi đi học trễ vài phút, có lúc đi chơi với bạn bè trễ vài chục phút”, Lan Anh, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, cười cho biết.
Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc một công ty TNHH ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết: “Dù ra thông báo họp công ty vào 4 giờ chiều. Thế nhưng rất nhiều lần, nhân viên đến muộn. Có người trễ vài phút, thậm chí có người trễ cả tiếng đồng hồ. Nhiều lúc có việc quan trọng muốn thông báo cho toàn thể nhân viên, nhưng mình phải đợi mọi người đông đủ mới thông báo. Việc đợi chờ như thế khiến rất bực. Mình không đồng tình với những nhân viên không chấp hành quy định giờ giấc như thế”.

tin liên quan

Khi người ta trẻ: Giờ dây thun
Là sinh viên, cuộc sống khá tự do, nhàn rỗi, chẳng bị gò bó bởi điều gì. Vì thế dường như “giờ dây thun” là khái niệm khá quen thuộc với nhiều người và có thể ai cũng từng là “người trong cuộc”.
Thanh Tuyền (24 tuổi, quê ở Long An) kể vừa tổ chức đám cưới ở TP.HCM. “Nhưng mình hiểu tâm lý xài “giờ dây thun” của nhiều người, thế nên thay vì mời 19 giờ vô tiệc thì mình mời 'trừ hao' lúc 18 giờ. Vậy mà đến tận 20 giờ mới khai tiệc”.
Phỏng vấn nhiều người trẻ, họ cho biết đều đã từng là người trong cuộc trong các câu chuyện “trễ giờ”. Từ việc hẹn hò đi chơi, đi ăn, cho đến việc đi học, đi làm… thì đều luôn muộn so với giờ hẹn.
Thậm chí có người thừa nhận: “Đi trễ hoài nên quen. Cứ mỗi lần đến trễ là bịa ra lý do để biện minh mong mọi người đang chờ đợi xí xóa, thông cảm”.
“Lúc trước mình không có thói quen đến trễ giờ đâu. Nhưng mà sau này, mỗi lần đi chơi với nhóm bạn, cứ phải đợi chờ hoài, nên bị “nhiễm bệnh” luôn. Vì mình đoán thế nào họ cũng trễ nên việc gì mình phải đi sớm, cứ từ từ không cần phải vội. Riết rồi giờ mình cũng mắc 'bệnh đi trễ' luôn”, Hoàng Quý, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM), thú thật.
Thúy Anh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nói: “Mình ghét nhất phải chờ đợi. Họ thử nghĩ khi đến trễ, làm người khác đợi chờ sẽ khó chịu đến mức nào? Những người đi trễ là những người không tôn trọng người khác cũng như tôn trọng chính bản thân họ. Đừng vì chuyện giờ giấc mà để người khác không tôn trọng”.

tin liên quan

'Việc gì phải xếp hàng, lấn lên trên đi'
Trên là câu nói của một học sinh khi đang xếp hàng đợi mua trà sữa. Câu nói này đã khiến nhiều người tuân thủ lối sống văn minh, lịch sự nơi công cộng phải trố mắt ngạc nhiên.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết để những “kẻ” hay “ăn cắp” thời gian của bạn nếu bạn không kiểm soát được “hắn”. Đọc tin tức liên tục và không muốn dừng lại. “Check” facebook ngày vài ba lần. Chat trên facebook, zalo,… luôn lố giờ. “Tám” điện thoại “xuyên lục địa”. Làm các việc không tên khác. Hứa hẹn với chính mình và không quyết tâm. Hứa hẹn với người khác và không quản lý lịch. Không phân biệt được “nặng” “nhẹ” qua từng đầu việc. Dễ dãi với chính mình, không hạn định thời gian cho công việc và không kiểm soát mình qua từng thời gian mình có.
"Chính vì thế mỗi cá nhân cần phải ý thức biết được quản lý thời gian có vai trò quan trọng để thành công trong học tập và cuộc sống. Hiểu được cách xây dựng kế hoạch quản lý thời gian của bản thân và thực hiện hiệu quả. Thực hiện được các thao tác cần thiết để quản lý thời gian: lên lịch, xây dựng hạn định, kiên trì với thời gian mình có, kế hoạch hóa mục tiêu theo thời gian, xác định chữ tín theo thời gian…".
Theo ông Sơn, bạn trẻ hãy thử vài cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc phù hợp theo sơ đồ dưới đây:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.