Trứng gà, tôm thẻ... cũng tăng theo giá heo
Đưa lậu heo qua biên giớiNgày 16.12, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết từ đầu tháng 12 đến nay, đơn vị đã bắt giữ và tiêu hủy gần 4 tấn heo không rõ nguồn gốc tại khu vực biên giới Việt - Lào.
Gần nhất, khuya 5.12, tổ tuần tra của đặc nhiệm biên phòng Quảng Trị và Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (H.Hướng Hóa) đã phát hiện xe tải 74C-044.08 vận chuyển 32 con heo không có giấy tờ hợp pháp lưu thông trên QL9, khu vực xã biên giới Tân Thành (H.Hướng Hóa). Lái xe Hồ Lâm (36 tuổi, trú bản Ka Túp, H.Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) khai nhận chở thuê số heo từ Lào về Việt Nam cho một người Việt Nam với tiền công 2 triệu đồng. Theo cơ quan chức năng, có diễn biến “lạ” này là do giá thịt heo ở Việt Nam đang tăng cao so với phía Lào.
Thiếu tá Đặng Trung Thành, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cho biết các đối tượng vận chuyển heo bằng nhiều phương tiện vào ban đêm (đặc biệt là xe thùng), đi bằng nhiều đường tiểu ngạch vòng vèo. Sau khi lọt qua biên giới, những người này lại đưa vào các trang trại, các hộ gia đình để “hợp thức hóa” nguồn gốc...
Nguyễn Phúc
|
Bà Kim Anh (Q.10, TP.HCM) có cửa hàng bán thịt heo, hải sản chuyển từ Đà Nẵng cũng thừa nhận, đã tăng giá thịt heo cách đây 2 tuần, từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy theo loại. Cửa hàng ký hợp đồng với một số hộ chăn nuôi heo thủ công ở Đà Nẵng cho ăn thức ăn tự nhiên. Gần đây, những hộ nuôi heo cho hay các thương lái lùng sục các hộ chăn nuôi thu gom heo giá tăng. Người nuôi thấy ai trả giá cao hơn thì bán, đẩy giá tăng hơn 30.000 đồng/kg.
Thực tế, hiện tượng “tát nước theo mưa” về giá cả đang xảy ra tại một số chợ “chồm hổm”, quán ăn nhỏ lẻ... Còn trong các siêu thị, chợ lớn, giá cả khá cạnh tranh. Riêng nhóm hàng thịt heo, theo chương trình bình ổn thị trường được điều chỉnh lần thứ 2 trong tháng 11 vừa qua ở TP.HCM, doanh nghiệp kinh doanh thịt heo được phép tăng thêm từ 8.000 - 35.000 đồng/kg. Trước đó, ngày 26.10, mức tăng lần 1 với mặt hàng thịt heo từ 6.000 - 16.000 đồng/kg.
Làm rõ nghi án ém hàng tăng giá
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng các cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế, giá cả tài chính phải vào cuộc sớm xem xét phản ánh của thương nhân xung quanh dấu hiệu ém hàng hay làm giá của các công ty chăn nuôi lớn. “Buôn bán ai cũng muốn có lãi, song lãi cao cho mình mà đem lại những thiệt hại cho người tiêu dùng và chỉ số giá cả chung của xã hội thì không thể chấp nhận. Luật giá đã quy định trong những trường hợp cần thiết, các cơ quan quản lý giá ở các địa phương và T.Ư có thể áp dụng hình thức kê khai giá để kiểm soát thị trường giá cả tránh đầu cơ lợi dụng tăng giá. Thiết nghĩ đây là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để sớm trả lời trước công luận và người tiêu dùng xã hội”, ông Phú nói.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng giá thành có xu hướng ngày càng tăng khiến cho sản lượng tiêu thụ thịt heo tại các chợ truyền thống giảm. Tuy nhiên, tại các hệ thống siêu thị hiện đại, điểm bán hàng bình ổn thị trường như Saigon Co.op, Satra, Vissan, Lotte... đã được phép tăng giá khoảng 30% trước đó, nay giá cả vẫn ổn định, cho dù thị trường có biến động vài hôm nay. “Giá cả nếu có tăng, trong phạm vi điều chỉnh bình ổn giá, không có chuyện tăng đột biến, khan hàng. Hoặc nếu có chăng, xuất hiện tại các khu vực mua bán hàng hóa trôi nổi, tại các chợ “lốc cốc leng keng” không thuộc quản lý của Sở, chứ hàng hóa thuộc quản lý bình ổn tại chợ hay siêu thị, không có chuyện tự tiện tăng giá bán được”, bà Trang cho biết và khuyên người dân nên mua hàng hóa tại siêu thị, các chợ rõ ràng, trung tâm thương mại...
Bình luận (0)