Đây là thành quả của nhiều chiến lược bảo vệ mở rộng và một số phương pháp sáng tạo, như đeo thiết bị theo dõi bằng vệ tinh lên kền kền để các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã nhanh chóng nhận cảnh báo về xác động vật bị săn trộm hoặc nhiễm độc. Việc làm này có thể cứu cả kền kền lẫn các loài sư tử và báo.
Tại nhiều nơi ở châu Phi, chủ chăn nuôi sẽ đầu độc xác bò bằng thuốc trừ sâu để giết sư tử hay báo đến ăn xác, như một cách trả thù những con đã ăn gia súc của họ. Tuy nhiên, những phần xác nguy hiểm này cũng thu hút kền kền lưng trắng và kền kền trùm đầu, là những loài cực kì nguy cấp.
"Nếu có chuyện đầu độc, thì bằng cách sử dụng kền kền, chúng tôi thực sự có lợi thế ban đầu để tìm ra nơi vụ việc có khả năng xảy ra. Vì vậy, việc có chương trình kền kền sẵn trong công viên thực sự hỗ trợ chúng tôi hiểu hơn và ngăn chặn trước nhiều vụ việc", bà Kim Young-Overton, giám đốc Khu Bảo tồn xuyên biên giới Kavango-Zambezi, cho biết.
Từ năm 2021, đội ngũ tại đây đã đeo ba lô nhỏ có chứa thiết bị vệ tinh cho 19 con kền kền ở Zambia. Số lượng kền kền đã giảm hơn 90% khắp vùng Tây Phi trong 40 năm qua, phần lớn là vì bị đầu độc.
"Cả kền kền lưng trắng và kền kền trùm đầu đều là động vật cực kì nguy cấp, nên trên thực tế chúng bị đe dọa nhiều hơn sư tử. Chúng tôi thực sự lo ngại cho hai loài động vật này vì chúng đóng vai trò quan trọng đến thế trong kiểm soát dịch bệnh và loại bỏ chất thải. Cho nên việc mất đi kền kền cũng nên là nỗi lo ngại lớn không kém việc mất các loại động vật hấp dẫn hơn như sư tử", theo trưởng nhóm Corinne Kendall, đến từ Vườn thú North Carolina.
Theo một báo cáo, những con kền kền gắn thiết bị đã dẫn dắt đội ngũ bảo tồn đến 2 vụ việc nghi là đầu độc gần công viên. Nhân viên của công viên sau đó sẽ vứt bỏ xác nhiễm độc và nỗ lực truy tìm thủ phạm.
Theo báo cáo, mật độ động vật lớn ở Kafue ở mức ổn định, và trong một số trường hợp còn tăng, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 sau nhiều năm nạn săn trộm hoành hành. Việc triển khai 40 đội chống săn trộm cũng đã có tác dụng hỗ trợ.
Bơm chất phóng xạ vào sừng tê giác để chống săn trộm
Bình luận (0)