Bất chấp sự giảm sút đáng kể của số lượng khí phát thải trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, thế giới vẫn tiếp tục xu hướng tăng thêm vài độ C vào cuối thế kỷ 21, đẩy các quốc gia đang phát triển vào tình thế ngặt nghèo do ảnh hưởng thiên tai.
Kết quả phân tích do Oxfam thực hiện cho thấy từ năm 1990 đến 2015, những nước giàu phải chịu trách nhiệm vì đã phóng tay chi gần 1/3 ngân sách cacbon của Trái đất.
Trong đó, ngân sách carbon là mức giới hạn tích lũy khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại có thể phát thải trước khi đẩy nhiệt độ toàn cầu đến ngưỡng tiếp tục gia tăng và gieo rắc thảm họa ở mức không tránh khỏi. Cacbonic là thành phần chủ yếu của các loại khí nhà kính khí nhà kính thải ra.
Chỉ 63 triệu người, chiếm 1% trong tổng dân số thế giới, đã tiêu hao hết 9% ngân sách cacbon kể từ năm 1990, theo AFP dẫn nghiên cứu của Viện Môi trường Stockholm (Thụy Điển) thực hiện theo yêu cầu của Oxfarm.
|
Nhằm làm nổi bật tình trạng “bất bình đẳng cacbon”, báo cáo cho thấy tỷ lệ tăng lượng khí phát phải ở nhóm 1% phải cao gấp 3 lần so với 50% dân số còn lại trong giai đoạn này.
“Xã hội loài người không chỉ bị chia rẽ bởi tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng về khía cạnh kinh tế…mà còn phải kể đến tổn thất trong ngân sách cacbon chỉ vì một nhóm người tiêu xài quá mức”, theo AFP hôm 21.9 dẫn lời ông Tim Gore, người đứng đầu về chính sách, vận động và nghiên cứu của Oxfarm.
Hiệp định khí hậu Paris 2015 yêu cầu các quốc gia cam kết cùng hợp tác để khống chế mức gia tăng nhiệt độ dưới ngưỡng 2oC trên toàn cầu.
Tuy nhiên, tình trạng phát thải cacbon vẫn tiếp tục gia tăng.
Chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1oC như hiện tại cũng khiến cháy rừng càng thêm nghiêm trọng hơn, và tần suất hạn hán, siêu bão xảy ra thường xuyên hơn trước.
Bình luận (0)