Vụ thâu tóm 2 nhãn hiệu kem đánh răng đình đám một thời của Việt Nam luôn được nhắc đến như một bài học kinh điển về hợp tác, liên doanh với các đối tác ngoại. Thế nhưng vì nhiều lý do, việc thương hiệu Việt bị "nuốt chửng" vẫn diễn ra liên tục.
Từ hóa mỹ phẩm...
tin liên quan
Những cuộc chiến một mất một còn : 'Đại chiến' ngã tưĐến tận bây giờ, xây dựng thương hiệu vẫn được coi là điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Điều này xuất phát có lẽ bởi Việt Nam là nước xuất khẩu nổi tiếng thế giới nhưng hầu hết xuất thô nguyên liệu hoặc gia công nên không có thương hiệu, không ai biết đến. Nhưng thực tế ở thị trường nội địa, có không ít doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công, chiếm thị phần lớn bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt với các ông lớn nước ngoài thâm nhập nội địa sau khi Việt Nam mở cửa.
Chỉ tiếc là không ít trong số đó đến nay đã bán mình cho các đối tác ngoại. Đơn cử như Diana, chiếm 30% thị phần bỉm giấy, 40% thị phần giấy vệ sinh, thương hiệu Việt này dẫn đầu trong ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại thị trương trường nội địa. Thế nhưng năm 2011, công ty này đã có quyết định bán đi 95% cổ phần cho Unicharm Nhật Bản với giá 184 triệu USD, chính thức trở thành doanh nghiệp ngoại. Cũng năm 2011, thương hiệu dầu gội đầu X-Men của Việt Nam cũng được ông chủ của nó bán cho Tập đoàn mỹ phẩm Marico đến từ Ấn Độ. Dù "tự nguyện bán mình" nhưng đến nay vẫn không ít người tiêu dùng trong nước vẫn không thôi nuối tiếc khi nhớ về câu slogan "Người đàn ông đích thực" làm mưa làm gió một thời của thương hiệu dầu gội này.
|
Đến phở, bia, nước giải khát...
Năm 2003 khi Phở 24 chính thức ra mắt thị trường, người khen thì ít mà người chê thì nhiều. Cũng dễ hiểu, phở là món "quốc hồn, quốc túy" của người Việt, thân thuộc và giản gị. Người Hà Nội đến bây giờ vẫn chấp nhận xếp hàng để ăn bát phở ngon. Người Sài Gòn và nhiều tỉnh, thành trên cả nước chỉ cần gạt chống xe là có thể ngồi xuống làm tô phở nóng hổi, thơm nghi ngút ở bất cứ con đường, hè phố nào. Thế mà một ngày cha đẻ của Phở 24 Lý Quí Trung lại "lên đời" cho phở từ không gian, hương vị, phong cách phục vụ, chén bát, rau giá... Những nhận xét kiểu "sạch sẽ, chuyên nghiệp nhưng mà mùi vị thua xa quán phở ở ngõ nhà tôi", "mất tính đại chúng, phở không còn là phở nữa"... được đưa ra tới tấp.
tin liên quan
Những cuộc chiến 'một mất một còn'Ồn ào cho đến tận lúc này là vụ bán thương hiệu bia Sài Gòn (Sabeco) cho người Thái. Cuối năm 2017, tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã bỏ ra 5 tỉ USD để sở hữu 54% cổ phần của thương hiệu bia lớn nhất Việt Nam. Trước khi về tay người Thái, dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bia nội, ngoại cạnh tranh khốc liệt nhưng bia Sài Gòn vẫn luôn nỗ lực giữ và chiếm thị phần lớn nhất và trở thành đại diện cho hình ảnh, thương hiệu bia Việt. Đặc thù của bia là có tính địa phương, nên dù bia nhập có nổi tiếng đến bao nhiêu thì ở hầu hết các quốc gia, bia nội vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần.
Nhưng giờ bia Sài Gòn đã về tay người Thái, lợi nhuận họ hưởng, nếu vẫn tính là bia nội thì gượng ép vì thực tế chỉ còn cái tên. Còn nếu tính cho người Thái thì thị phần của bia Việt lép vế hoàn toàn trước các doanh nghiệp ngoại. Vậy nếu phải giới thiệu bia Việt, chúng ta sẽ nói nhãn hiệu nào cho vẹn cả đôi đường? Thực tế bia Sài Gòn không phải nhãn hiệu đầu tiên bán mình cho doanh nghiệp ngoại. Thương vụ mua lại phần vốn tại Bia Huda của Carlsberg đã biến công ty này từ liên doanh trở thành 100% vốn nước ngoài. Cũng bằng cách này, Carlsberg đang nắm cổ phần chi phối ở nhiều công ty bia trong nước. Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới nhưng thị trường màu mỡ này đã chính thức rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Tương tự ở lĩnh vực nước giải khát, những thương hiệu quen thuộc với người Sài Gòn như Tribico đã bị “nuốt” trọn bởi Uni-President; nhà sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam Halico cũng bán 45% cổ phần cho ông lớn Diageo đến từ Anh; trà bí đao Wonderfarm nổi tiếng một thời rơi vào tay Kirin Holdings, một tập đoàn từ Nhật Bản...
Dù bị thâu tóm hay tự nguyện bán mình, mỗi thương hiệu Việt "đổi chủ" vẫn mang đến cho người tiêu dùng sự nuối tiếc khôn nguôi.
>> (Còn tiếp)
Bình luận (0)