Những lỗ hổng bảo mật làm gia tăng tấn công tại Đông Nam Á

Thành Luân
Thành Luân
23/09/2022 08:31 GMT+7

Kaspersky vừa công bố báo cáo Digital Footprint Intelligence (DFI) về các mối đe dọa từ bên ngoài tại một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong năm 2021, bao gồm 6 quốc gia trọng điểm tại Đông Nam Á.

Mục đích của báo cáo là nâng cao nhận thức về các mối đe dọa bảo mật và đưa ra các phương pháp hữu ích nhằm giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công trên diện rộng, có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảo mật luôn là vấn đề được nhiều tổ chức quan tâm

afp

Các lỗ hổng one-day đang ngày càng trở thành phương pháp xâm nhập đầu tiên mà tội phạm mạng lựa chọn. Quy trình kinh doanh phức tạp khiến các dịch vụ bị “bỏ rơi” trước vành đai mạng, từ đó kéo theo sự gia tăng tấn công bề mặt.

Nhờ vào các nguồn thông tin công khai và các công cụ tìm kiếm chuyên dụng, Kaspersky đã thu thập và phân tích thông tin về 390.497 dịch vụ hiện có trên các mạng lưới công cộng để tìm ra các vấn đề chính về bảo mật và lỗ hổng bảo mật.

Phân tích vào năm 2021 cho thấy cứ mỗi 5 dịch vụ dễ bị tấn công thì có ít nhất 1 lỗ hổng, từ đó làm gia tăng khả năng thành công của một cuộc tấn công mạng. Các lĩnh vực tại quốc gia được phân tích trong báo cáo đều gặp vấn đề với việc cài đặt các bản cập nhật bảo mật cho các dịch vụ hiện có, bao gồm tài chính, sức khỏe, công nghiệp và chính phủ.

Singapore có số lượng lỗ hổng bảo mật thấp, đặc biệt là tỷ lệ lỗ hổng bảo mật so với số lượng các dịch vụ. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia rất cao.

Kinh nghiệm của Kaspersky trong ứng phó sự cố từ Nhóm Ứng cứu Khẩn cấp Toàn cầu (GERT) và cố vấn CISA cho thấy kẻ tấn công sử dụng một danh sách các lỗ hổng phổ biến để nhắm vào hàng phòng thủ của tổ chức. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề bảo mật của các công ty trong khu vực APAC, các chuyên gia của Kaspersky đã nhận thấy lỗ hổng thường được sử dụng là ProxyShell và ProxyLogon.

Chuyên gia Kaspersky khuyến nghị các tổ chức nên áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ mình trước các nguy cơ được nêu trên:

  • Giám sát mọi thay đổi đối với máy chủ lưu trữ vành đai mạng, bao gồm các dịch vụ hoặc ứng dụng khởi chạy, hiển thị các API mới, cài đặt và cập nhật phần mềm, cấu hình thiết bị mạng... Tất cả các thay đổi cần được xem xét dưới góc độ bảo mật.
  • Phát triển và thực hiện quy trình đáng tin cậy để nhận biết, cài đặt và xác minh các bản sửa chữa cho các sản phẩm và hệ thống.
  • Tập trung chiến lược phòng thủ vào việc phát hiện các cuộc tấn công lây lan và rò rỉ dữ liệu. Đặc biệt chú ý đến lưu lượng gửi đi để phát hiện các kết nối của tội phạm mạng. Sao lưu dữ liệu thường xuyên và đảm bảo có thể nhanh chóng truy cập trong trường hợp khẩn cấp.
  • Sử dụng các giải pháp như Kaspersky Endpoint Detection and Response và dịch vụ Kaspersky Managed Detection and Response giúp xác định và ngăn chặn cuộc tấn công từ giai đoạn đầu, trước khi những kẻ tấn công đạt được mục tiêu của chúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.