Các hãng dược chớp thời cơ
Gây thiệt hại kinh tế hơn SARSHãng nghiên cứu thị trường IHS Markit dự báo dịch nCoV sẽ gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu nặng hơn đợt dịch do Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003. Cả hai dịch bệnh đều khởi phát từ Trung Quốc nhưng vào năm 2003, nước này là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (chiếm 4,2% GDP toàn cầu) trong khi hiện nay đã vươn lên thành nền kinh tế số 2 sau Mỹ (chiếm 16,3% GDP toàn cầu) và là động lực tăng trưởng chính của thế giới.
|
Các nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào các công ty có công nghệ hứa hẹn có thể ngăn vi rút hoặc giúp bệnh nhân hồi phục. Theo CNN, cổ phiếu của Gilead Sciences (Mỹ) tăng 5% vào hôm 3.2 sau khi hãng dược thông báo thuốc remdesivir giúp bệnh tình của bệnh nhân nhiễm nCoV ở Mỹ thuyên giảm. Hàng loạt công ty khác cũng nhảy vào cuộc đua để phát triển thiết bị chẩn đoán sớm người bị nhiễm cũng như vắc xin ngừa nCoV. Với tình trạng dịch bệnh kéo dài, giới chuyên gia dự báo các công ty cung cấp thiết bị y tế như khẩu trang, bao tay, xà phòng, nước muối vô trùng... sẽ còn nhận nhiều đơn hàng trong thời gian tới.
Mặt khác, dù ngành sản xuất ô tô chịu ảnh hưởng nặng do nhiều hãng lớn buộc phải ngưng hoạt động, nhu cầu về phương tiện di chuyển cá nhân trong thời gian tới có thể sẽ tăng cao vì người dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay các ứng dụng gọi xe vì sợ bị nhiễm nCoV, theo nghiên cứu của Hãng dịch vụ tài chính toàn cầu Morningstar.
Bùng nổ hoạt động trực tuyến
Dịch vụ trò chơi trực tuyến được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ dịch nCoV trong bối cảnh nhóm người chơi chiếm đa số là học sinh, sinh viên đang được cho nghỉ học dài ngày. Tựa game trên điện thoại di động Honor of Kings của Tencent có hơn 100 triệu người chơi mỗi ngày trong dịp năm mới âm lịch, cao hơn nhiều so với mức trung bình 60 - 70 triệu người mỗi ngày và dự báo sẽ chạm mốc 150 triệu.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực thương mại điện tử, giao hàng nhanh cũng nhìn thấy cơ hội kinh doanh từ đợt dịch nCoV lần này vì với tâm lý lo sợ nên người tiêu dùng thường chọn cách an toàn là ở nhà mua hàng online thay vì trực tiếp đến cửa hàng khiến dễ bị lây bệnh. Giới chức Bắc Kinh mới đây cho biết khoảng 20.000 nhân viên giao hàng đang phải xử lý hơn 400.000 đơn hàng mỗi ngày từ các ứng dụng giao đồ ăn nhanh như Meituan và Elema, theo Đài CNBC.
Mặt khác, các ứng dụng văn phòng trực tuyến như DingTalk, WeChat Work, WeLink hay Lark đang có lượng khách hàng tăng nhanh vì nhiều công ty buộc phải cho nhân viên làm việc tại nhà. DingTalk thông báo nhân viên của hơn 10 triệu công ty đã sử dụng ứng dụng này để làm việc tại nhà vào ngày đầu tuần 3.2, lượng người sử dụng ứng dụng là hơn 200 triệu.
Nỗi lo sức khỏe cũng trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến. Nền tảng WeDoctor Group thực hiện 777.000 cuộc tư vấn từ ngày 23 - 30.1 trong khi nền tảng Trusted Doctors của Tencent cung cấp 1,21 triệu cuộc tư vấn trên toàn quốc trong 6 ngày đầu năm âm lịch, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo tờ South China Morning Post.
Bình luận (0)