Những nguyên nhân không ngờ khiến bạn phải chạy thận hồi nào không hay

Thiên Lan
Thiên Lan
10/07/2021 00:08 GMT+7

Thận làm việc 24/7 để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc bỏ độc tố và chất dịch dư thừa và điều hòa huyết áp.

Tổn thương ở bộ phận quan trọng này có thể không thể phục hồi, nhưng rất nhiều người không biết rằng có những điều không ngờ lại gây hại cho thận, theo WebMD.
Sau đây là những điều không ngờ có thể gây hại cho thận:

1. Lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm

Khoảng 3 - 5% trường hợp suy thận mạn tính phát mới mỗi năm là do lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng lâu dài, đặc biệt là liều cao những loại thuốc tưởng chừng như vô hại này, có tác hại đến mô và cấu trúc thận. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, theo WebMD.

2. Uống quá nhiều nước ngọt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên uống nước ngọt - từ 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính, theo kidney.org.
Cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng vậy, nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nước ngọt dành cho người ăn kiêng - có thận hoạt động kém hơn 30% sau 20 năm, theo WebMD.

3. Ăn quá nhiều thịt

Đạm cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu thận không hoạt động bình thường, ăn quá nhiều đạm có thể khiến thận bị ảnh hưởng. Có thể cần ăn những phần nhỏ với các loại protein khác nhau. Trứng, cá, đậu và các loại hạt đều là những nguồn đạm lành mạnh.

4. Ăn mặn

Ở một số người, quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình tổn thương thận. Cũng có thể dẫn đến sỏi thận, có thể gây buồn nôn, đau dữ dội và khó đi tiểu.

5. Hút thuốc

Huyết áp cao và tiểu đường chính là 2 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Hút thuốc làm cho hai bệnh này nặng thêm, và còn có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị 2 bệnh này.
Ngoài ra, hút thuốc cũng làm chậm lưu lượng máu đến thận và có thể gây ra các vấn đề về thận ở những người đã mắc bệnh thận.

6. Uống nhiều rượu

Nghiện rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Nhưng chỉ một lần say rượu - thường là hơn 4 - 5 ly trong vòng chưa đầy 2 giờ, đôi khi có thể gây tổn thương thận cấp. Điều đó có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng và thậm chí có thể phải chạy thận, theo WebMD.

7. Uống nước quá ít

Thận cần nước để hoạt động bình thường. Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận. Nhìn thấy nước tiểu phải có màu vàng nhạt là đã uống đủ nước.

8. Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể gây tiêu cơ vân, một tình trạng mà các mô cơ bị tổn thương bị phá vỡ rất nhanh. Điều này đưa các chất vào máu có thể làm tổn thương thận và khiến thận bị hư.
Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận Shutterstock

Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận

Shutterstock

Đừng cố tập quá sức. Xây dựng các bài tập của bạn dần dần - đừng tập quá sức một cách đột ngột.
Tránh tập ở nơi có nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Đi khám ngay nếu bị đau cơ và thấy nước tiểu sẫm màu, theo WebMD.

9. Thường xuyên uống thuốc trị ợ chua

Các loại thuốc có tác dụng cắt giảm a xít trong dạ dày, có thể gây sưng thận, nếu dùng trong thời gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy dùng nhiều loại thuốc này cũng có thể khiến dẫn đến dễ mắc bệnh thận kinh niên.
Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ để đổi thuốc.

10. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Những bệnh nhiễm trùng này bao gồm nhiễm trùng cổ họng và da như viêm họng liên cầu khuẩn, ban đỏ và chốc lở.
Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A này, cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại. Kháng thể quá mức có thể lắng đọng trong các bộ phận lọc của thận và làm cho thận bị viêm.
Thường mất khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc ban đỏ thì mới xảy ra viêm thận.
Và phải mất khoảng 3 tuần sau khi bắt đầu có các triệu chứng của nhiễm trùng da liên cầu nhóm A thì viêm thận mới xảy ra.
Tình trạng này thường không kéo dài, nhưng tổn thương thận có thể vĩnh viễn đối với một số người. Nếu bị viêm họng, tốt nhất nên đi khám.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.