Cụ thể, Thông tư số 36 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 1.2.2015 quy định các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi đáp ứng điều kiện như: cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn khác; tuân thủ đầy đủ quy định về quản trị rủi ro và trích lập đủ số tiền dự phòng theo quy định; khách hàng không phải là người có liên quan đến các đối tượng đang bị cấm cấp tín dụng. Đặc biệt, nếu có tỷ lệ nợ xấu trên 3% tổng dư nợ, ngân hàng sẽ không được cho khách hàng vay mua cổ phiếu.
|
Chiếu theo quy định này, nếu từ nay đến khi thông tư có hiệu lực, một loạt nhà băng không sớm cải thiện tình hình nợ xấu sẽ phải dừng hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3.2014, một số cái tên mới nhất như ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) nợ xấu đang chiếm tới 4,93% tổng dư nợ (tương đương 833 tỉ đồng); Xăng dầu (PGBank) cũng rơi vào tình cảnh này khi nợ xấu chiếm 3,06%. Hay hai “ông lớn” trong khối ngân hàng cổ phần là Á Châu (ACB) đang ở mức 3,07% (khoảng 3.479 tỉ đồng); Xuất nhập khẩu (Eximbank) là 3,35% tổng dư nợ…
Trên đây chỉ là số ít các nhà băng đã công khai kết quả kinh doanh, sẽ còn rất nhiều các nhà băng trong thời gian tới có thể phải “đóng cửa” hoạt động nghiệp vụ vốn đang rất được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong thời gian tới.
Lý giải về quy định này, ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động các ngân hàng (thuộc Cơ quan Thanh tra, Giám sát của Ngân hàng Nhà nước), việc phải quy định chặt chẽ hơn là cần thiết bởi các ngân hàng có nợ xấu cao, không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ gây mất an toàn cho chính bản thân của ngân hàng đó, cũng như toàn hệ thống và tiềm ẩn đầy rủi ro cho các nhà đầu tư.
>> Sao vậy chứng khoán?
>> Dè dặt cho vay chứng khoán
>> Sao vậy chứng khoán?
>> Nhộn nhịp cho vay chứng khoán
>> Cho vay chứng khoán: Cửa mở nhưng khách ngại vào
Anh Vũ
Bình luận (0)