Góc ký họa

Nơi thờ nữ thần được vua Đồng Khánh tôn làm 'chị' gần 150 năm trước

11/08/2024 07:30 GMT+7

Cách trung tâm TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) khoảng 8 km, điện Hòn Chén (nằm trên núi Ngọc Trản thuộc H.Hương Trà) là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1998.

Nơi thờ nữ thần được vua Đồng Khánh tôn làm 'chị' gần 150 năm trước- Ảnh 1.

Ký họa điện Hòn Chén của KTS Bùi Hoàng Bảo

Tương truyền, vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc xuống khúc sông Hương ở đây. Một con rùa lớn bỗng nổi lên, miệng ngậm cái chén ngọc trả lại vua nên dân gian còn gọi là điện Hoàn Chén.

Ngày trước, điện Hòn Chén là nơi người Chăm thờ nữ thần Po Ana Gar (người Việt thường gọi là Thiên Y Thánh Mẫu) - người tạo dựng trái đất, sản sinh lúa gạo, cây cối. Đến triều Nguyễn, điện thờ cả thần người Việt lẫn người Chăm, là nơi rất linh thiêng.

Nơi thờ nữ thần được vua Đồng Khánh tôn làm 'chị' gần 150 năm trước- Ảnh 2.

Ký họa Lễ hội điện Hòn Chén của KTS Linh Hoàng

Lễ Nghinh thần -ký họa của SV Ngô Quốc Thuận -ĐH Nguyễn Tất Thành

Lễ Nghinh thần - ký họa của sinh viên Ngô Quốc Thuận - ĐH Nguyễn Tất Thành

Ký họa của KTS Nguyễn Văn Thiện Quân

Ký họa của KTS Nguyễn Văn Thiện Quân

Theo truyền thuyết, cuối thế kỷ 19, khi còn là hoàng tử, vua Đồng Khánh đã được Thiên Y Thánh Mẫu cho biết ngày ông đăng quang và thậm chí cả thời gian qua đời (năm 1889). Vì thế khi lên ngôi, ông xây sửa lại điện thờ, đổi tên thành điện Huệ Nam (mang ân huệ cho người nước Nam) và tự nhận là "em" của Thánh Mẫu, đưa cuộc lễ hằng năm vào quốc lễ.

Đường lên điện Hòn Chén -ký họa của KTS Linh Hoàng

Đường lên điện Hòn Chén - ký họa của KTS Linh Hoàng

Nhìn từ trên cao -ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Nhìn từ trên cao - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Một góc điện - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Một góc điện - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Điện Hòn Chén gồm 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ, mang phong cách kiến trúc Chăm (tượng thờ, phù điêu miêu tả các truyền thuyết, biểu tượng thiêng liêng) kết hợp kiến trúc Việt (mái lợp ngói âm dương, chi tiết trang trí, cột, cửa). Hình ảnh chim phụng (tượng trưng cho các nữ thần) được sử dụng trang trí nhiều tại đây.

Nơi thờ nữ thần được vua Đồng Khánh tôn làm 'chị' gần 150 năm trước- Ảnh 8.

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của KTS Hoàng Dũng

Ký họa của KTS Hoàng Dũng

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Công trình nổi bật nhất là Minh Kính đài (xây dựng năm 1886), nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng. Đài chia làm 3 tầng, trên cùng là Thượng cung thờ Thánh Mẫu, ảnh vua Đồng Khánh, tầng giữa là Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, tầng dưới cùng là Đệ tam cung nơi khách thập phương dâng hương cúng bái.

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Điện Hòn Chén nhìn từ ghe trên sông Hương -ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Điện Hòn Chén nhìn từ ghe trên sông Hương - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Lễ hội điện Hòn Chén tổ chức tháng 3, tháng 7 âm lịch hằng năm, là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất Huế, pha trộn nhiều màu sắc tín ngưỡng, với lễ rước Thánh Mẫu hoành tráng trên đường bộ và đường thủy (bằng thuyền rồng), thu hút hàng ngàn người tham dự.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.