Tài liệu được UBND TP.Hà Nội ban hành, gửi Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) để phục vụ công tác điều tra vụ án “chuyến bay giải cứu” thể hiện, việc thành lập các cơ sở cách ly y tế tập trung phòng, chống dịch Covid-19 có trả phí trên địa bàn đều vì mục đích phục vụ chung cho các đối tượng cách ly y tế tự nguyện.
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng là người chấp thuận chủ trương cách ly cho các doanh nghiệp |
thành trung |
Hà Nội khẳng định không có chủ trương chỉ đạo thành lập các khách sạn phục vụ riêng cho đối tượng là công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trên các chuyến bay tự trả phí cách ly.
Ông Chử Xuân Dũng đã duyệt chủ trương cách ly cho bao nhiêu ‘chuyến bay giải cứu’? |
Báo cáo về nội dung xin chủ trương cách ly, Hà Nội cho biết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đã có 69 bộ hồ sơ được doanh nghiệp nộp đăng ký xin chủ trương gửi Sở Y tế. Sau khi xem xét, UBND TP.Hà Nội đã chấp thuận chủ trương cách ly cho 66/69 hồ sơ do Sở Y tế đề xuất.
Ngoài ra, Sở Y tế còn tiếp nhận 44 hồ sơ của các doanh nghiệp (đã được UBND thành phố chấp thuận tại 33 văn bản) kèm văn bản của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đề nghị sở này hướng dẫn cách ly tại Hà Nội theo đúng quy định sau khi được sự đồng ý của tổ công tác 5 cơ quan, bộ, ngành về việc nhập cảnh.
Bên cạnh đó, có 33 hồ sơ được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương cách ly trên địa bàn nhưng doanh nghiệp không nộp hồ sơ về Sở Y tế để hướng dẫn theo quy định.
Về quy trình, báo cáo thể hiện, Sở Y tế (cơ quan thường trực về phòng, chống dịch) sẽ tiếp nhận hồ sơ, rà soát, tham mưu, đề xuất UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương cách ly trên địa bàn (khi hồ sơ đảm bảo theo quy định và căn cứ khả năng tiếp nhận cách ly của các cơ sở lưu trú).
Sau khi tiếp nhận công văn tham mưu của Sở Y tế, Văn phòng UBND TP.Hà Nội sẽ rà soát hồ sơ và trình lãnh đạo UBND thành phố xem xét chấp thuận cách ly theo đề xuất trước đó.
Đáng chú ý, tại UBND TP.Hà Nội, Phó chủ tịch Chử Xuân Dũng là người chấp thuận 66 hồ sơ cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo danh sách thống kê các doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị được Hà Nội tiếp nhận cách ly y tế, có 2 công ty bị Bộ Công an cáo buộc đã trục lợi từ các “chuyến bay giải cứu”. Đó là Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình; Công ty cổ phần Vijasun. Lãnh đạo 2 công ty này là bị can Nguyễn Diệu Mơ (43 tuổi) và Đào Minh Dương (52 tuổi) đã bị khởi tố, điều tra về tội “đưa hối lộ”.
Trước đó, ngày 27.1.2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, đánh dấu thời điểm “cất lưới” một trong những vụ tiêu cực có quy mô và tính chất phức tạp nhất từ trước tới nay.
2022 nhìn lại: Các vụ án chấn động dư luận |
Đến ngày 22.12.2022, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng (49 tuổi) về tội “nhận hối lộ”.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã khởi tố tổng cộng 38 bị can tại 9 bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp có liên quan đến vụ án "chuyến bay giải cứu".
Thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3.1, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết tổng giá trị tài sản bị kê biên, phong tỏa, nộp khắc phục hậu quả trong vụ án này là 80 tỉ đồng. Nhiều khả năng, trong thời gian tới, số bị can liên quan vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ tiếp tục gia tăng.
Bình luận (0)