Công bố đánh giá hóa chất độc hại trong thịt heo siêu nạc

28/04/2012 21:08 GMT+7

(TNO) Tại cuộc họp do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội hôm nay 28.4, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) đã công bố kết quả đánh giá tồn dư hóa chất độc hại trong thịt heo siêu nạc cũng như việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

(TNO) Tại cuộc họp do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội hôm nay 28.4, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) đã đưa ra công bố kết quả đánh giá tồn dư hóa chất độc hại trong thịt heo siêu nạc cũng như việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

>> Thực phẩm trong "vòng vây" chất cấm: Người tiêu dùng e dè
>> Điều tra nguồn gốc chất cấm của 11 hộ chăn nuôi
>> Chất cấm tạo nạc có thể "giết chết" ngành chăn nuôi heo
>> Beta agonist có thể gây chết người
>> Bộ NN-PTNT trả lời vụ “cho nhập chất cấm”
>> 4,4% mẫu thịt và gan heo nhiễm chất cấm

 
Chất tạo nạc đã bị Bộ NN-PTNT cấm sử dụng từ năm 2009 - Ảnh: Trung Hiếu

VINASTAS cho biết, thời gian qua, có một số cơ sở đã sử dụng “thần dược” chất tăng trọng, tạo nạc để kích thích heo tăng trưởng, cho thịt siêu nạc. Đây là những hóa chất độc hại thuộc nhóm Beta-agonist, rất độc hại, bị Bộ NN-PTNT cấm sử dụng từ năm 2009.

Khi ăn thịt heo nuôi bằng hóa chất này, người dùng sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng hoặc hạ, rối loạn tiêu hóa.

Số liệu năm 2006 của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho thấy 47/428 mẫu thịt heo bán tại TP.HCM dương tính với một hóa chất thuộc nhóm Beta-agonist. 30% trong số 500 mẫu thịt heo lấy từ 6 quận, huyện trên địa bàn dương tính với chất cấm nói trên. Tháng 5.2011, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (CESCON) phát hiện 17% số mẫu thịt gà, heo khảo sát tại TP.HCM chứa chất tăng trọng.

Kết quả kiểm tra 5 mẫu thịt heo mua tại chợ, siêu thị ở TP.HCM mới nhất đều phát hiện có tồn dư Beta-agonist. 

* Cũng trong hôm nay, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH cũng bàn đến các vấn đề cháy xe, sạt lở mỏ than Phấn Mễ ở Thái Nguyên, rò rỉ nước tại thủy điện Sông Tranh 2.

Về vấn đề cháy xe, Ủy ban này đã có kết luận ban đầu về nguyên nhân gây cháy nổ xe song lại loại trừ nguyên nhân xăng dầu.

Còn về vụ rò rỉ ở đập thủy điện Sông Tranh, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ trách nhiệm duyệt thiết kế công trình này, đồng thời trả lời câu hỏi: có an toàn không?

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, đây là việc không mong muốn và Bộ Công thương đang phối hợp với chủ đầu tư, các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý.

 
Cần làm rõ trách nhiệm duyệt thiết kế công trình thủy điện Sông Tranh - Ảnh: V.M.T

Ông Vượng thông tin thêm, hôm 27.4 đã gọi điện cho đoàn đám phán với các chuyên gia Trung Quốc để thống nhất tiến độ. Dự kiến trong vòng tháng 8.2012 sẽ dán xong 10 khe nhiệt vì vốn nước thấm chủ yếu qua 10 khe này. “Nếu dán xong mà giảm được nước thấm thì yên tâm, nếu không sẽ tiếp tục xem xét để xử lý triệt để sự cố này”, Thứ trưởng Bộ Công thương quả quyết.

Riêng về nguyên nhân sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH dành khá nhiều thời gian bàn luận. 

 
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân gây sạt lở ở bãi thải số 3, mỏ than Phấn Mễ - Ảnh: Lê Quân

Phát biểu kết luận về vấn đề này, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH cho rằng, hiện tại chưa thể đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân gây sạt lở ở bãi thải mỏ than Phấn Mễ.

Theo ông Dũng, trước mắt, tỉnh Thái Nguyên cần phối hợp với các sở ban ngành liên quan điều tra, sớm làm rõ nguyên nhân gây sạt lở. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra an toàn các khu mỏ, bãi thải khác trên địa bàn tỉnh để tránh hậu quả đáng tiếc.

Bảo Cầm - Thái Sơn-  Lê Quân

>> Hé lộ nguyên nhân sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
>> Chưa tìm ra nguyên nhân vụ sạt lở bãi đổ thải mỏ than Phấn Mễ
>> Cảnh báo vụ sạt lở bãi thải thứ 2 ở Thái Nguyên
>> Kết luận nguyên nhân cháy xe chưa thuyết phục
>> Những chiếc xe bỗng dưng... bốc cháy
>> Cháy nổ xe và câu chuyện trách nhiệm
>> Thủy điện Sông Tranh 2: Lượng nước rò rỉ quá lớn
>> Đập Sông Tranh 2: Xử lý rò rỉ bằng keo chống thấm
>> Rò rỉ nước mạnh hơn ở đập thủy điện Sông Tranh 2
>> Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Cách xử lý chưa ổn
>> Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Chưa ai nhận trách nhiệm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.