(TNO) Ngày càng nhiều công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối để giúp khách hàng xác định xem nhân viên hay thậm chí là các đức ông chồng có trung thực hay không. Nhiều nhà làm luật cáo buộc những công ty này xem thường pháp luật.
Mỗi ngày làm việc tại Công ty Helik Advisory, nhà khoa học Deepti Puranaik đều dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra xem ai đó nói thật hay không, theo BBC.
“Một số bà vợ thì đưa các ông chồng đến để kiểm tra xem bạn đời có bồ nhí hoặc lập “quỹ đen” bên ngoài hay không”, bà Puranaik cho BBC biết.
Một số công ty thì thuê Helik Advisory dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra tính trung thực của nhân viên sắp tuyển dụng, hoặc kiểm tra những nhân viên bị nghi ngờ ăn trộm tài sản của công ty.
Công ty Helik Advisory mới hoạt động được một năm, nhưng đến nay đã thu hút hàng trăm khách hàng mỗi ngày nhờ vào chính sách đảm bảo bí mật cho đối tác.
“Nhiều người không muốn đến cảnh sát bởi vì rất mất thời gian và cảnh sát sẽ công khai vụ việc của họ”, BBC dẫn lời ông Rukmani Krishnamurthy, Chủ tịch Helik Advisory - cựu nhân viên pháp lý thuộc chính phủ Ấn Độ.
“Một số khách hàng đến với chúng tôi bởi vì họ không muốn người ngoài biết tới những vụ trộm cắp trong nội bộ công ty hay tổ chức”, theo ông Krishnamurthy.
Bà Puranaik cũng cho biết, máy phát hiện nói dối không những chỉ nhằm phát hiện việc không trung thực, mà còn giúp người bị tình nghi chứng minh sự trong sạch của họ.
“Máy phát hiện nói dối có độ chính xác khoảng 80%”, theo bà Puranaik.
|
Máy phát hiện nói dối sẽ đo những thay đổi tâm lý của con người như huyết áp, đổ mồi hôi và nhịp thở. Nhà phát minh người Mỹ William Marston là người đầu tiên tạo ra máy phát hiện nói dối vào năm 1971.
Máy phát hiện nói dối được sử dụng tại Ấn Độ trong nhiều năm qua, trong đó có cả lực lượng cảnh sát. Nhưng vào năm 2010, Tòa án Tối cao Ấn Độ bác bỏ việc dùng máy phát hiện nói dối để làm chứng cứ chứng minh người vô tội, và máy này chỉ được dùng để hỗ trợ công tác điều tra của cảnh sát.
Helik Advisory chỉ là một trong số hàng trăm công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối trong vòng 5 năm qua, theo BBC.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ pháp lý tư nhân cũng đang khởi sắc tại Ấn Độ. Bằng chứng là nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm tra chữ ký, phân tích chữ viết tay và thậm chí kiểm tra tính cách.
Các công ty này cho rằng dịch vụ của họ giúp cảnh sát giảm tải và tập trung vào những vụ án nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và một số nhà làm luật Ấn Độ cho rằng những công ty này đang xem thường pháp luật.
“Tôi nghĩ đây là một xu hướng nguy hiểm… Những tay tư nhân lợi dụng các dịch vụ pháp lý để kiếm tiền, trong khi đó họ không có một hệ thống pháp lý nào để tiến hành những dịch vụ này”, BBC dẫn lời luật sư Bharat Chugh thuộc Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Tuy nhiên, ông Krishnamurthy - Chủ tịch Helik Advisory tranh luận lại rằng, cho đến khi chính phủ Ấn Độ có đủ các cơ sở kiểm tra pháp lý thì những công ty như Helik Advisory sẽ đáp ứng nhu cầu người dân.
Phúc Duy
>> Ấn Độ thay đổi văn hóa làm từ thiện
>> Chó "làm dữ" ở Bollywood
>> Đội "săn bắt chuột" ở kinh đô Bollywood
>> Nói dối không có lợi cho sức khỏe
>> Khi con trẻ nói dối
>> Lời nói dối
>> Dạy con không nói dối
>> Nói dối hay nói thật?
>> Phát hiện nói dối bằng chữ viết
>> Tạ Duy Anh: Không nói dối đã là lương thiện...
>> 10 câu nói dối được... bỏ qua
>> Làm sao để trẻ không nói dối?
>> ADN không nói dối, nhưng có thể nói sai
>> Những lời nói dối đáng yêu
>> Sự thật về kẻ nói dối
Bình luận (0)