>> Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn: Lấy ý kiến chuyên gia trước ngày 10.5
>> Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn
Hội thảo do UBND tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ VH-TT-DL đồng tổ chức tại TP.Hội An hôm qua 23.6, với gần 30 tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Hỗ trợ hay phá hoại ?
PGS-TS Jo Caust (Đại học Melbourne, Úc) gây chú ý cao độ khi đặt câu hỏi: Chúng ta đang hỗ trợ hay phá hoại các báu vật thế giới? Phạm vi đề cập của bà Jo nhấn mạnh đến tác nhân du lịch. Bà phân tích, giàu có gia tăng và du lịch giá rẻ cho phép số người có thể đi du lịch tăng theo cấp số nhân. Các vùng di sản vật thể và phi vật thể bị tác động bởi những chuyến viếng thăm tăng lên không ngừng của du khách. Cư dân địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại. Theo bà, di sản phi vật thể dễ bị tổn thương “vì nó dựa vào chính con người để duy trì, tin và thực hành nó”, và đó là sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài.
|
Câu hỏi này mang tính thời sự cao, khi Quảng Nam đang trong những ngày mở festival di sản cùng tuần lễ văn hóa và phát triển UNESCO tại Việt Nam lần thứ 2. Yếu tố “hóc búa” nằm ở chỗ, du khách có thể đem lại sự phồn thịnh về kinh tế cho cộng đồng nhưng cũng phá hủy, làm suy thoái những nét độc đáo của địa phương.
Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO cho biết ngày 22.6 vừa qua, tại New York (Mỹ), cộng đồng thành viên LHQ đã thảo luận về phát triển văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa nhân hội nghị quốc tế chủ đề Văn hóa: chìa khóa của phát triển bền vững. “Tất cả những vấn đề văn hóa đã được đưa ra bàn thảo. Nhưng chúng ta cần có suy nghĩ mạnh mẽ vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, bà Irina Bokova nói tại hội thảo.
Để nghệ nhân sống “dễ chịu”
“Nhiều người bắt đầu nói đến “du lịch chậm”, tức phát triển du lịch với sự quản lý có kiểm soát. Thậm chí, đã có sự rạn vỡ của đời sống thực tế ở địa phương. Nên đặt vấn đề về du lịch có đạo đức”, PGS-TS Jo Caust nói.
Kiến giải về du lịch “chậm” của PGS-TS Jo Caust khiến GS-TS Trần Quang Hải (Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) tâm đắc và cho rằng có vai trò của chính quyền địa phương. Nhưng GS Hải không chỉ quan tâm đến du lịch, bởi ông cho rằng tại Việt Nam có 7 di sản văn hóa phi vật thể được tuyên dương sau 10 năm thực hiện Công ước 2003. Ông đặt vấn đề: 10 năm của Công ước 2003 có tác dụng gì đối với các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, sự tuyên dương liệu có mang lại cho các di sản văn hóa phi vật thể một sự hồi sinh mạnh mẽ trên con đường phục hồi truyền thống theo đúng tôn chỉ của UNESCO đề xướng? “Chúng ta cần nghĩ đến các biện pháp, như các nghệ nhân, nghệ sĩ, những báu vật dân gian sống họ cần được tạo một “cuộc sống dễ chịu” để có điều kiện truyền thừa kinh nghiệm cho thế hệ sau. 300.000 đồng mỗi tháng làm sao họ sống?”, GS Trần Quang Hải gợi ý.
Không nên hạ thấp tiêu chí công nhận di sản Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Đặng Văn Bài (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) nói cá nhân ông và lãnh đạo Viện VH nghệ thuật Việt Nam đã chịu áp lực rất lớn từ dư luận về việc có nên tiếp tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mới, hay chỉ tập trung vào 7 di sản đã được công nhận. Ông Bài nhắc lại một số ý kiến trao đổi trên diễn đàn quốc tế kiến nghị UNESCO nên hạ thấp tiêu chí công nhận di sản để càng nhiều di sản được bảo vệ càng tốt, và cho rằng “đó là sự mâu thuẫn”. “Từ sau năm 1999, UNESCO yêu cầu mỗi quốc gia không được công nhận 2 di sản thế giới trong một năm. Sau trường hợp Mỹ Sơn và Hội An thì đúng như vậy. Cá nhân tôi thì lại nghĩ UNESCO khắt khe trong tiêu chí lập danh mục đề cử các di sản là phù hợp, để tránh sự nhàm chán”, ông Bài nêu quan điểm. |
“UNESCO kêu gọi cộng đồng LHQ cần làm gì đó để tiếp cận và bảo tồn văn hóa gắn với phát triển bền vững. Bởi trong quá trình phát triển bền vững, nếu không có văn hóa sẽ không có di sản văn hóa”. Bà Irina Bokova “Vấn đề là bảo tồn có lựa chọn hay bảo tồn nguyên vẹn. Ví dụ như lễ hội đâm trâu. Nếu dân làng tổ chức theo ý nghĩa tâm linh thì được. Còn nếu biểu diễn để… làm du lịch thì không còn ý nghĩa”. GS-TS Lưu Trần Tiêu “Vài năm gần đây, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học cũng như báo giới đã đề cập sự can thiệp vào tính thiêng, thế tục hóa lễ hội nhưng dường như vấn đề này vẫn chưa được phân tích một cách khoa học”. TS Phan Phương Anh “Dù sao, di sản văn hóa phi vật thể cũng là di sản sống, chúng ta có thể nhìn thấy được thông qua một hình thức trung gian. Do vậy, thật an toàn để nói rằng di sản văn hóa phi vật thể là nơi mà cái nhìn thấy được gặp cái không nhìn thấy được”. Augustus B.Ajiola |
Hứa Xuyên Huỳnh
>> Di sản, mười nghìn đồng và một lô đất
>> Lâm Đồng công bố 17 di sản văn hóa phi vật thể
>> Bình ổn giá dịp Festival Di sản Quảng Nam
>> Tuyển tình nguyện viên cho Festival di sản 2013
>> Quản lý di sản theo nhiệm kỳ
>> Quảng bá du lịch di sản bền vững
>> Phải lo cho dân bên cạnh giữ di sản
>> Nhà quản lý và di sản
>> Xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc: Đe dọa nhiều di sản khác
Bình luận (0)