Hóa thạch xưa nhất của loài mèo lớn

18/11/2013 03:20 GMT+7

Được coi là dữ liệu rất quan trọng để kết nối những khoảng trống đáng kể trong hồ sơ cổ sinh vật học, hóa thạch của loài mèo lớn này được tìm thấy ở Tây Tạng có đến 4 triệu năm tuổi và được nhận định là hóa thạch lâu đời nhất của loài này.

 Hóa thạch xưa nhất của loài mèo lớn d

Hộp sọ của loài mèo lớn được đặt tên khoa học Panthera blytheae, một họ hàng xa của loài báo tuyết hiện đại, được nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Jack Tseng thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York (Mỹ) tìm thấy.

Hãng tin UPI dẫn lời Jack Tseng cho biết phát hiện này giúp hiểu sâu sắc hơn về sự tiến hóa của loài này so với dự đoán trước đây.

Bằng chứng phân tích ADN cho thấy loại mèo lớn mới tìm thấy thuộc phân họ Pantherinae bao gồm: sư tử, báo đốm, hổ, báo tuyết và báo hoa mai. Chúng được chia tách khỏi họ Felinae, cũng là các dã thú, cách đây khoảng 6,37 triệu năm.

Hãng tin UPI cho biết hóa thạch trước đây được xác định lâu đời nhất của loài mèo lớn là những chiếc răng với niên đại 3,6 triệu năm ở Tanzania. Riêng hộp sọ mới tìm thấy, các nhà khoa học ước tính có từ 4,1 - 5,95 triệu năm tuổi.

Tạ Xuân Quan

>> Hóa thạch có hệ thần kinh cổ nhất
>> Khai quật hóa thạch cá 429 triệu năm tuổi
>> Hóa thạch cực hiếm của loài vượn
>> Hóa thạch khủng long đắt giá nhất thế giới?
>> Hóa thạch lâu đời nhất trên siêu lục địa Gondwana
>> Phát hiện hóa thạch loài cá khổng lồ
>> Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất
>> Phát hiện hóa thạch cá mập 'Răng Quỷ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.