Qatar sẽ chủ trì World Cup 2022 và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, gọi tắt Amnesty) kêu gọi Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) làm việc với chính quyền Qatar để ngăn chặn nạn bóc lột lao động nhập cư, đa số từ Nam Á, theo Reuters.
Tổng thư ký Amnesty, ông Salil Shetty, cho biết nạn bóc lột sức lao động người nhập cư trong ngành xây dựng ở Qatar đã đạt đến mức độ đáng báo động.
“FIFA có nhiệm vụ gửi một thông điệp cho cộng đồng thế giới biết rằng FIFA không tha thứ cho những vụ vi phạm nhân quyền trong các dự án xây dựng liên quan đến World Cup”, theo ông Shetty.
Theo kết luận báo cáo của Amnesty, người lao động nhập cư trong ngành xây dựng ở Qatar phải sống trong điều kiện kém vệ sinh, lương thấp, bị quỵt tiền lương, điều kiện làm việc nguy hiểm, bị bóc lột sức lao động và bị đối xử như gia súc.
Amnesty đưa ra kết luận trên dựa vào những cuộc phỏng vấn với khoảng 210 người lao động nhập cư, gặp 22 công ty ngành xây dựng cùng các quan chức trong ngành xây dựng, trong hai đợt thăm và làm việc tại Qatar vào tháng 10.2012 và 3.2013.
Theo Amnesty, nhiều công nhân nhập cư cho biết họ còn bị nhà tuyển dụng ngăn không cho về nước và ép phải tiếp tục làm việc ngay khi kết thúc hợp đồng.
Trong vụ bóc lột sức lao động như "gia súc" đề cập trong báo cáo của Amnesty, các công nhân Nepal, làm việc trong một công trình xây dựng văn phòng FIFA tại Qatar để phục vụ cho World Cup, phải làm việc 12 giờ liền/ngày, bảy ngày/tuần.
Phúc Duy
>> Ứng dụng di động chống bóc lột lao động trẻ em
>> Foxconn bị tố bóc lột công nhân châu Âu
>> Danh ca Celine Dion bị tố bóc lột quản gia
>> Bóc lột người lao động, Apple bị thanh tra
>> Giải cứu 23 trẻ em bị bóc lột sức lao động
>> Nike đối mặt với cáo buộc bóc lột công nhân
>> Nhức nhối chuyện bóc lột trẻ em
>> Công nhân nghèo bị bóc lột
>> Trung Quốc xử nghiêm vụ công nhân bị bóc lột
Bình luận (0)