Ảnh chụp 2M0437b |
Kính viễn vọng Subaru và Gaidos |
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, các nhà khoa học ước tính hành tinh mới, được đặt tên 2M0437b, có kích thước to gấp vài lần so với sao Mộc. Trong khi đó, sao Mộc là hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời.
Hành tinh 2M0437b được phát hiện trong khu vực gọi là “vườn ươm sao”, hình thành cách đây vài triệu năm. Cùng thời điểm đó, đảo Mānoa của tiểu bang Mỹ cũng trồi lên khỏi mặt biển Thái Bình Dương.
Do 2M0437b vẫn trong giai đoạn mới chào đời, nếu tính theo vòng đời của các hành tinh, các nhà khoa học cho hay nhiệt độ của nó tương đương với “dung nham phun từ núi lửa Kīlauea” của bang Hawaii.
Năm 2018, nhà nghiên cứu Teruyuki Hirano đã phát hiện dấu vết của hành tinh trên nhờ vào Kính viễn vọng Subaru ở đỉnh Maunakea.
Sau đó, tác giả Eric Gaidos, Giáo sư của Đại học Hawaiʻi ở Mānoa, và các đồng sự phải mất 3 năm để xác nhận sự tồn tại của 2M0437b.
2M0437b và sao trung tâm nằm bên trong phạm vi của Mây Kim Ngưu, một “vườn ươm sao” nổi tiếng. Tuy nhiên, do hành tinh này cách quá xa ngôi sao - gấp gần 100 lần so với khoảng cách từ trái đất đến mặt trời - nên các chuyên gia gặp khó khăn trong quá trình quan sát và nhận diện nó.
Việc phát hiện 2M0437b cho phép giới thiên văn học trái đất có thể nghiên cứu đối tượng trong nhiều năm tới, và có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều điều về sự phát triển của các hành tinh, bao gồm địa cầu.
Bình luận (0)