Phát hiện hố đen lớn gần trái đất nhất

12/07/2024 11:49 GMT+7

Nhờ vào kính không gian Hubble, các nhà thiên văn học đã thành công phát hiện hố đen lớn gần trái đất nhất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.

Phát hiện hố đen lớn gần trái đất nhất- Ảnh 1.

Mô phỏng hình ảnh một hố đen tầm trung

NASA

Hố đen mới được phát hiện nằm ở phạm vi cụm sao cầu Omega Centauri, cách địa cầu khoảng 18.000 năm ánh sáng. Đây là một hố đen có khối lượng tầm trung, nhiều khả năng là mối nối đứt đoạn giữa hố đen cỡ sao và siêu hố đen.

Khối lượng của hố đen trên ước tính gấp khoảng 8.200 mặt trời, tức lớn hơn nhiều lần so với hố đen cỡ sao, chỉ những hố đen có khối lượng gấp từ 5 đến 100 lần sao trung tâm của chúng ta.

Cuộc săn lùng hố đen tầm trung ở Omega Centauri được khởi động vào năm 2019 khi chuyên gia Nadine Neumayer của Viện Max Planck về Thiên văn (Đức) và chuyên gia Anil Seth của Đại học Utah (Mỹ) hợp tác thiết kế một dự án nghiên cứu nhằm cải thiện sự hiểu biết của con người về lịch sử hình thành Omega Centauri.

Việc phát hiện ra hố đen tầm trung ở Omega Centauri là chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng Omega Centauri là phần còn lại của thiên hà cổ đại từng bị Dải Ngân hà thôn tính trong quá khứ.

Theo giả thuyết này, Omega Centauri trên thực tế là lõi của một thiên hà cỡ nhỏ "yểu mệnh" khi bị Dải Ngân hà "nuốt chửng". Nếu sự kiện đó không xảy ra, hố đen tầm trung này có lẽ đủ sức phát triển thành siêu hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà như Sagittarius A*.

Trước đó, các nhà khoa học đã tìm ra hố đen cỡ sao gần trái đất nhất được đặt tên Gaia-BH1, cách địa cầu khoảng 1.560 năm ánh sáng. Còn siêu hố đen Sagittarius A* có khối lượng gấp 4,3 triệu lần mặt trời và cách trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.

Lộ chân dung hố đen "gã khổng lồ hiền lành" trong dải ngân hà

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.