Philippines tăng nhập, xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỉ lục

Philippines tăng nhập, xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỉ lục

Chí Nhân
Chí Nhân
14/11/2024 11:26 GMT+7
0:00
00:00
Bài đầy đủ
Ngọc Huyền

Chọn giọng đọc

Trong năm 2024, Philippines sẽ nhập khẩu đến 5 triệu tấn gạo, con số cao kỷ lục của nước này có thể góp phần đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỉ lục trong năm nay.

Theo báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo nhập khẩu gạo của Philippines lên tới 5 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với trước đó. Nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam nên việc tăng nhập của Philippines có thể giúp xuất khẩu gạo của ta đạt kỷ lục mới.

Philippines tăng nhập, xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỉ lục - Ảnh 1.

Philippines tăng nhập khẩu, xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo đạt kỷ lục mới

ẢNH: CHÍ NHÂN

Cụ thể, nhờ nhu cầu nhập khẩu của Philippines tăng mạnh giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt tới con số 8,9 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với dự báo của USDA vào tháng trước.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 10 xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt gần 7,8 triệu tấn, giá trị gần 4,7 tỉ USD, tăng 10% về khối lượng và tăng 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Dù vậy theo USDA, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn xếp sau Thái Lan với dự báo sẽ đạt 9,3 triệu tấn, tăng thêm 400.000 tấn; nhờ nhu cầu tăng mạnh từ Indonesia.

Trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan đều tăng mạnh thì Pakistan lại giảm 200.000 tấn xuống còn 5,8 triệu tấn. Nguyên nhân do chịu sự cạnh tranh mạnh từ người láng giềng Ấn Độ.

Cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất thế giới với 518 USD/tấn, đứng thứ 2 là Thái Lan 483 USD/tấn, kế đến là Pakistan 457 USD/tấn và Ấn Độ 450 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp ở ĐBSCL, hiện nay các nhà nhập khẩu gạo Philippines đang đẩy mạnh nhập khẩu để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cuối năm. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 11 đến nay các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào nước này khiến tình hình sản xuất gặp khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu đang tăng nhanh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.