Đây là một trường ca khá đặc biệt về mặt hình thức, 712 trang thơ văn xuôi (trang nào cũng dày đặc chữ như một trang tiểu thuyết) không hề có bất cứ một dấu chấm, dấu phẩy, dấu cảm thán, dấu hỏi... nào, mặc dù có những câu thơ dài đến 1.559 hoặc 1.716 chữ. Cả trường ca chỉ có duy nhất một dấu chấm kết thúc.
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu (từng đoạt Giải thưởng Thơ của Báo Văn Nghệ và Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội) cho biết đã viết trường ca này trong vòng 12 năm. “Châu thổ sông Hồng chính là xứ sở phồn sinh. Hai chữ “phồn sinh” xuất hiện lần đầu tiên trong bài thơ Phù sa sông Hồng của tôi in trên Báo Văn Nghệ năm 1995”, anh cho biết. Phồn sinh của Nguyễn Linh Khiếu là một bản giao hưởng của thơ văn xuôi. Nội dung trường ca nhiều tầng, nhiều lớp, đa dạng và phong phú với các dòng chảy của sử học, triết học, mỹ học, của thi học, nhân học... trên cái xứ sở phồn sinh của nền văn minh lúa nước dọc châu thổ sông Hồng cùng với những biến thiên của lịch sử.
Không như những trường ca truyền thống, Phồn sinh khá đặc biệt về hình thức bởi nó được viết phỏng theo mô thức dòng chảy tuôn trào của sông Hồng mùa lũ. Đây là một văn bản tích hợp trong đó cả thơ, văn xuôi và triết học. Cách xử lý kết cấu hiện đại, tiếp cận vấn đề và sự kiện mang tính phức hợp cùng với tư tưởng thẩm mỹ phi truyền thống của tác giả là nhất quán, xuyên suốt trường ca.
Bình luận (0)