Phục hồi kinh tế Đông Nam Á sau đại dịch

Khánh An
Khánh An
04/06/2020 08:21 GMT+7

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Covid-19 có thể gây thiệt hại về kinh tế lên đến 253 tỉ USD tại Đông Nam Á, tương đương gần 7,2% GDP.

Chưa hết, toàn cầu sẽ có khoảng 158 - 242 triệu người mất việc làm, trong đó có đến 70% lao động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Yasuyuki Sawada dự báo cho thấy tác động ghê gớm của đại dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tác động đến kinh tế.
Theo tờ Nikkei Asian Review, nhiều nước Đông Nam Á đang muốn đánh thuế trong lĩnh vực công nghệ và du lịch nhằm bù đắp lại khoản thu ngân sách bị thâm hụt do đại dịch. Nguồn thu từ thuế của các nước bị sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian gần đây, chẳng hạn như Philippines có số tổng số thu từ thuế giảm 18% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.
“Nhu cầu cấp bách là phải tăng nguồn thu để cấp vốn cho các chương trình của chính phủ”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh khi công bố sắc lệnh áp dụng thêm 10% thuế lên các sản phẩm dầu thô và xăng dầu nhập khẩu hồi tháng trước. Nếu áp dụng đến cuối năm, chính sách mới sẽ giúp tăng thu thêm 6 tỉ peso (2.773 tỉ đồng) và số tiền này sẽ được dùng để mua trang thiết bị y tế, hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp.

Đại dịch Covid-19: 6,4 triệu người nhiễm, WHO sẽ tiếp tục thử nghiệm điều trị bằng thuốc sốt rét

Bên cạnh đó, một số nghị sĩ Philippines đang kêu gọi đánh thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các dịch vụ như Facebook, Google và Netflix. Indonesia đi trước một bước khi đã thông báo về việc sẽ áp thuế GTGT 10% đối với Netflix, ZoomAmazon từ tháng 7. Thuế suất này dự kiến đem lại 10.400 tỉ rupiah (16.546 tỉ đồng) hằng năm, tương đương 0,5% tổng thu của chính phủ trong năm ngoái.
Trong khi đó, Thái Lan đang cân nhắc áp thuế đối với khách nước ngoài khi các biện pháp hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Dự kiến số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ ngành du lịch đang bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo việc áp thêm thuế có nguy cơ đẩy các nước vào vòng luẩn quẩn khi gây áp lực cho thương mại, đầu tư và tiêu dùng khiến tình trạng này lại kiềm hãm phát triển kinh tế. Theo đó, bài toán khó là phải quyết định mức thuế bao nhiêu và áp dụng bao lâu để đạt được hiệu quả tối ưu.

Du lịch Thái Lan thời Covid-19: khẩu trang tạo dáng bên đền cổ

Dự báo chung cho Đông Á và Đông Nam Á, Ngân hàng QNB (Qatar) cho rằng kinh tế khu vực này sẽ phục hồi nhưng với tốc độ chậm và khác biệt đáng kể ở từng nước. Cụ thể, quá trình phục hồi chỉ tăng tốc sau khi Covid-19 được khống chế hoàn toàn và các biện pháp hỗ trợ được triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.