5 quầy há cảo - xíu mại hấp dẫn nhất Sài Gòn
Há cảo, xíu mại hay những món "cùng họ" Dim sum (điểm tâm) như bánh xếp, bánh hẹ… từ khi nào đã trở thành món ăn vặt quen thuộc của người Sài Gòn. Thật khó mà quên được hình ảnh chiếc xe há cảo nhỏ với cái nồi hấp nghi ngút khói được người bán đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhưng đó là chuyện của những năm 90 thế kỷ trước, bởi dần dần trào lưu bánh tráng trộn cùng nhiều món ăn đường phố khác như bắp xào, bánh mì, bánh ướt... phát triển mạnh mẽ theo hướng "cơ động hóa" khiến cho những chiếc xe đẩy bán há cảo khó tìm thấy hơn ở Sài Gòn. Có lẽ không nơi nào trên thế giới lại có nhiều kiểu thưởng thức các món Dim sum độc đáo như ở vỉa hè Sài Gòn. Không hấp trong xửng riêng lẻ như thường thấy ở các trà quán hay nhà hàng truyền thống, há cảo - xíu mại hay thậm chí là bánh xếp, bánh hẹ... được hấp chung trong một cái nồi to. Kích cỡ được thu nhỏ phần nào để có thể bán được nhiều hơn chứ không chỉ là 2 hay 4 viên như thường thấy. Đặc biệt nhất là hỗn hợp nước chấm pha sẵn từ giấm và nước tương, cũng như các món ăn kèm bao gồm rau răm và hành phi. Sự kết hợp thú vị này khiến cho hình thái của món ăn khác xa so với nguyên bản, nhưng cũng ngon và hấp dẫn không kém.
Ẩm thực
Nồng ấm bánh ống lá dứa ở góc phố Sài Gòn
Có một loại bánh đặc biệt của người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng nay đã trở thành món ăn vặt thân thương của cư dân Sài Gòn: bánh ống lá dứa. Đa phần người bán bánh ống bây giờ đã “hiện đại hóa” bằng việc sử dụng lò hơi inox với cái ống cũng bằng inox luôn, vì vậy thật thú vị khi tìm được một gánh bánh ống Trà Vinh vẫn còn giữ được cách làm bánh thô mộc bằng nồi nhôm với ống tre. Gánh bánh ống nằm ở góc ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ (quận 05) này đã tồn tại được 6 năm, bán đúng kiểu bánh ống Trà Vình làm từ khoai mì cà nhỏ giống như gạo tấm, trộn với bột gạo nếp và xác dừa nạo theo tỉ lệ thích hợp, có nước lá dứa để tạo màu xanh. Chị chủ gánh cho biết, chị thừa kế từ mẹ cách làm bánh ống, người đã bán món này trước cổng trường tiểu học Trần Hưng Đạo (đường Trần Hưng Đạo, quận 01) hơn 20 năm nay.
Ẩm thực
Tinh hoa món Nhật ở Sài Gòn
Nhà hàng Bê Vàng tọa lạc ở ngã ba Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương vốn trứ danh với ẩm thực thuần gu Hồng Kông và Việt Nam. Nhằm làm phong phú thêm menu của mình, mới đây Bê Vàng đã quyết định mở thêm một quầy sushi để thu hút thêm thực khách sành ăn món Nhật. Ông Diệc Quan, chủ nhà hàng Bê Vàng chia sẻ, trước đây ông đã từng bán món sushi khi còn mở nhà hàng tại Mỹ. Khi trở về Việt Nam, ông lại mê mệt trước hình ảnh con bê thui trên bếp than rực lửa nên quyết định mở nhà hàng Bê Vàng, ngót nghét đó mà đã 20 năm. Sau đó ông chuyển sang kinh doanh các món hải sản tươi sống. Còn bây giờ, ăn món Nhật cũng là một xu hướng lành mạnh nên ông quyết định mở thêm quầy sushi. Việc mở thêm The Quan's Sushi Bar tại quán Bê Vàng hơi muộn là do người chủ muốn tìm đầu bếp phải thật giỏi món Nhật. Bếp trưởng chuyên món Nhật mà Bê Vàng vừa tuyển mộ có kinh nghiệm làm bếp trưởng ở một khách sạn 5 sao, đồng thời đã từng làm bếp Nhật ở nhiều quốc gia.
Ẩm thực
Đi ăn cà ri vịt trong chợ Xã Tây
Nếu lang thang trong Chợ Lớn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự phổ biến của cà ri bên cạnh các món hủ tiếu - mì quen thuộc. Món cà ri gà thuộc hàng lâu đời phải kể đến quán Sinh Ký trên đường Triệu Quang Phục (quận 05) với thâm niên hơn 40 năm. Một dịp tình cờ, tôi tìm được một quán bán cả 2 món cà ri gà và vịt trong chợ Xã Tây, nằm ở góc ngã tư Nguyễn Trãi và Phù Đổng Thiên Vương. Đây cũng là một trong những quán hiếm hoi bán cà ri vịt ở Sài Gòn. Tại đây, vịt và gà được nấu chung một nồi với bột cà ri vàng, thoang thoảng mùi thơm của nước cốt dừa, điểm lên những lát huyết trông thật hấp dẫn. Giá không để riêng mà cho vào tô bún ngay từ đầu, trên cùng rắc vài miếng lá quế. Khi ăn, chấm thịt vịt với muối và ớt tươi xay cùng với chanh. Gia vị chấm đơn giản này hợp với món cà ri vịt đến lạ lùng.
Ẩm thực
Ăn mì cá viên cà ri độc nhất Sài Gòn
Quán ăn hấp dẫn này chỉ có vài bàn, chỗ ngồi chỉ đủ cho khoảng 10 người với mức giá khá cao: 40.000đ/tô. Tuy chỉ bán sau 6 giờ chiều cho đến tận khuya, vậy mà nhiều người vẫn tìm tới đây để ăn một kiểu mì độc đáo nhất Sài Gòn - mì cá viên cà ri. Anh Hùng, chủ quán mì không tên này cho biết, đây là kiểu mì rất phổ biến ở Hồng Kông. Tuy nhiên ở Sài Gòn dường như chỉ một mình anh dám bán mì cà ri cá viên và bò viên, đơn giản vì hương vị đặc trưng của món này không dễ được số đông lựa chọn. Quán nằm gần góc mũi tàu Nguyễn Trãi - Trần Phú ở quận 05, đã tồn tại được gần 15 năm nay.
Ẩm thực
Há cảo xíu mại chấm sốt... xí muội độc đáo ở Sài Gòn
Từ những món ăn trong menu điểm tâm (do người Sài Gòn đọc trại ra từ chữ "Dim Sum") của người Hoa gốc Quảng Đông, nay các món há cảo, xíu mại... đã trở nên hết sức thân thuộc với cư dân đất Sài thành. Phổ biến nhất trong menu này có lẽ là há cảo, bởi đi ăn vặt ở Sài Gòn mà thiếu dĩa há cảo, gỏi bò hay bột chiên... thì quả là đáng tiếc. Há cảo khi du nhập vào Sài Gòn cũng đã thay đổi khá nhiều về kích thước, mà thông dụng nhất có lẽ là cỡ nhỏ, một dĩa gọi ra có khi đến gần 10 viên. Trong khi đó, đúng trong nhà hàng điểm tâm của người Hoa thì một xửng thường chỉ có đúng 4 viên mà thôi. Há cảo, hiểu đúng là tên loại bánh vỏ bằng bột mì gói nhân, nếu nhân tôm thì gọi là "há cảo", vì "há" là tôm.
Ẩm thực
Tìm ăn cà ri gà Sinh Ký trong Chợ Lớn
Trước hội quán Tam Sơn trên con đường Triệu Quang Phục trong Chợ Lớn có một quán chuyên cà ri gà đã tồn tại hơn 40 năm nay. Câu chuyện về cái quán nhỏ này cũng khá ly kỳ. Chủ quán đầu tiên là ông Trần Tiêu Sanh (Sinh), người Quảng Đông, tới Sài Gòn từ rất lâu trước năm 1975. Ông Sanh làm việc cho một tờ báo Hoa ngữ ở Sài Gòn. Do có đến 7 người con, ông cùng vợ phải nghĩ kế sinh nhai nuôi sống gia đình. Ông chọn món cà ri gà để mở quán Sinh Ký, lúc đầu nhờ người quen ủng hộ, sau trở thành nổi tiếng khu vực này, một phần cũng do quán đặt ở vị trí gần nhiều trường học và đông người qua lại. Những người kế nghiệp quán hiện giờ là mấy người con của ông Sanh.
Ẩm thực
Đi ăn gà hấp muối Lão Mã trong Chợ Lớn
Gà hấp muối là một món ăn hấp dẫn của người Hoa gốc Quảng Đông trong Chợ Lớn. Nhiều người sành ăn thường tìm đến tiệm Lão Mã trong một con hẻm trên đường Trần Phú (quận 05) để thưởng thức món ngon hấp dẫn này. Món gà hấp muối ở đây hơi khác so với kiểu gà hấp muối kiểu Việt. Con gà ta được thoa muối bên ngoài da rồi đem hấp chừng 25 phút. Sau đó thịt gà được xé bằng tay rồi trộn với cải bẹ xanh đã hấp chín cùng với dầu mè và một số gia vị chuyên biệt. Cách đây gần một phần tư thế kỷ, ông Mã Khương, một người Hoa người gốc Quảng Đông đã "sáng chế" ra món gà này. Ông lấy tên tiệm là Lão Mã và đặt tại nhà riêng ở con hẻm 418/3E Trần Phú. Đến bây giờ, món gà hấp muối của Lão Mã đã trở thành một món nổi tiếng ở quận 05. Những người Hoa tới Sài Gòn đã mang theo nghệ thuật nấu nướng của vùng Quảng Đông nổi tiếng. Trong văn hóa ẩm thực Quảng Đông, một con gà bình thường có mấy chục cách làm như gà luộc, gà ủ muối rang, gà xì dầu, gà hấp cách thuỷ, gà quay…
Ẩm thực
Phở ngon và đông nhất Sài Gòn
Chi nhánh đầu tiên của quán phở Lệ nằm trên con đường Nguyễn Trãi trong quận 05 sầm uất, cũng là một trong những tuyến đường mua sắm nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Đa phần quán phở ngon của Sài Gòn thường tập trung ở quận 01 và quận 03, nên có rất nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi một trong những thương hiệu phở đình đám của Sài Gòn lại khởi phát và thành công ngay tại quận 05, khu vực vốn tập trung nhiều người gốc Hoa hơn. Đi ngang qua phở Lệ, dễ thấy cảnh tượng người người ăn phở rộn ràng từ lúc 5h30 sáng cho đến tận 1h đêm (cũng là lúc quán đóng cửa). Nhật báo hàng đầu của Mỹ The Wall Street Jounal vào tháng 10 năm ngoái cũng nhận định rằng phở Lệ là tiệm phở “được lòng đông đảo” người Sài Gòn nhất (nguyên văn: "the crowd pleaser"). “Chỉ riêng quán phở Lệ ở đường Nguyễn Trãi, một ngày tiêu thụ hết gần hai con bò, tất nhiên chỉ gồm những phần xương, thịt có thể nấu phở”, ông Lưu Toàn Tài, chủ quán phở Lệ bật mí. Ông Tài bắt đầu kinh doanh phở từ năm 1970, khi đó Sài Gòn có rất ít quán phở. Vào năm 1975, theo đánh giá của ông có một số tiệm phở rất nổi tiếng lúc bấy giờ, như phở Nguyễn Hoàng ở đường Trần Phú, phở Hòa - Pasteur, hay một xe phở không tên ở quận 05…
Ẩm thực
5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02)
Cùng tiếp tục khám phá 5 món mì độc đáo mà bạn có thể tìm thấy ở Sài Gòn nhé! 1. Mì sủi cảo Hà Tôn Quyền Con đường nhỏ Hà Tôn Quyền trong Chợ Lớn có lẽ đã định danh với món mì sủi cảo tôm được xem là ngon nhất ở Sài Gòn. Từ đầu giờ chiều trở đi, con đường này trở nên tấp nập lạ thường bởi đông đảo thực khách ra vào chỉ để tìm ăn món sủi cảo này. Nếu bạn gọi "thập cẩm" thì sẽ nhận ngay một tô tuy nhỏ nhưng thành phần rất phong phú bao gồm mì, nhiều viên sủi cảo nhân tôm, cá viên, mực, da heo và rau cải. Nước dùng trong vắt, loáng một lớp mỡ mỏng, vị ngọt lịm. Món sủi cảo có thể ăn khô hoặc ăn nước, hoặc chiên giòn lên chấm với tương và sa tế rất thú vị. Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của vằn thắn. Vằn thắn thường có nhân thịt, rau bắp cải, hành lá nhưng vằn thắn có nhân tôm gọi là sủi cảo. Sủi cảo luộc tới đâu bán tới đó vì sẽ không bị dính lại với nhau. Sủi cảo cùng 1 họ với vằn thánh mà trong Nam hay gọi trại đi là "hoành thánh". Tên gọi này xuất phát từ âm Quảng Châu của chữ "vân thốn", cũng có nghĩa là "nuốt mây" (do hình dáng của miếng hoành thánh chăng?). Còn tên gọi "sủi cảo" chỉ loại hoành thánh nhân tôm thì xuất phát từ phát âm "thủy giáo".
Ẩm thực
Bột chiên ngon và mắc nhất Sài Gòn
35.000đ cho một dĩa bột chiên trên lề đường Phùng Hưng tận trong Chợ Lớn, theo tôi có lẽ thuộc hàng mắc nhất Sài Gòn. Trứ danh như bột chiên Đạt Thành hay Vạn Thành trên "con đường bột chiên" Võ Văn Tần cũng chỉ dừng lại ở con số 30.000đ, vậy dĩa bột chiên ở đây có gì mà đặc biệt đến như vậy? "Ẩn số" nằm ở phần gia vị phủ lên dĩa bột. Đó là một hỗn hợp hài hòa đến bất ngờ, bao gồm hành lá, cải xá bấu, tỏi và... ớt bột, điều mà gần như bạn không thể tìm thấy ở các quán bột chiên khác ở Sài Gòn. Vị hăng hắc của tỏi, một chút cay nhẹ của ớt bột hòa chung với vị ngọt của cải xá bấu và hành lá đã khiến dĩa bột chiên này như ngon hơn bội phần. Thú vị nhất có lẽ là màn trình diễn của chủ quán khi chuẩn bị phần gia vị độc đáo này, khiến cho bao thực khách đã một lần cất công đến đây đều "mãn nhãn". Đầu tiên là tỏi phi cùng cải xả bấu được chiên đều bốc mùi thơm phức, rồi từ từ mới cho hành lá vào. Khi hỗn hợp này đã hòa quyện với nhau thì mới bỏ thêm một chút ớt bột. Cuối cùng, chủ quán mới trịnh trọng phủ hỗn hợp này lên dĩa bột chiên. Một "cái kết" đẹp mắt và đầy quyến rũ.
Ẩm thực
Ăn bít tết ngon phải đến trước 5h chiều
Nhiều người chọn đi ăn món bò bít tết vào cái giờ rất tréo ngoe: tầm 2 đến 3h chiều. Lý do, quán bít tết hơn 50 tuổi này chỉ bán bít tết với số lượng có hạn, ai đến chậm là không được ăn. Anh Hùng, một thực khách sành ăn đã từng “chinh chiến” đủ quán ngon khắp chốn Sài thành, mách nhỏ với tôi rằng, muốn tìm ăn món bò bít tết và chả đùm ngon nhất Sài Gòn thì phải tới quán Tín Hưng ở đường An Dương Vương trong quận 05. “Nhưng mà phải đến trước 5h thì mới hy vọng còn, chứ trễ hơn là khó đấy”, anh nhắc khéo. 3h tôi có mặt ở quán. Vào cái giờ không phải giờ ăn trưa, càng không là giờ ăn tối này thế mà quán đã chật kín gần hết bàn, chỉ còn duy nhất hai bàn trống. Quán mở cửa lúc 2h30 chiều, và khách đã đến từ giờ này. Tôi hỏi người phục vụ đến khoảng mấy giờ hết bít tết, anh trả lời “Rất vô chừng, có khi 5h, có khi 6h, nhưng mà sau 6h30 chắc chắn hết”.
Ẩm thực
Bún mì vàng với bánh tôm cực hấp dẫn trong Chợ Lớn
Nằm khá gần bưu điện Chợ Lớn, tiệm bún mì vàng kiểu Phúc Kiến trên đường Hài Thượng Lãn Ông (quận 05) này làm mê đắm thực khách bởi nước lèo trong và ngọt, sợi mì độc đáo cùng món bánh tôm cực kỳ hấp dẫn. Gọi là bún mì vàng bởi có bún trắng sợi nhỏ và mì cọng to tròn. Sợi mì vàng của Thuận Ký rất giống với sợi mì của quán hủ tiếu mì cật nổi tiếng 62 Trương Định (quận 01). Còn sợi bún trắng lại gần gũi với cọng bún gạo "bee hoon" (mà ta quen gọi là "bún gạo Singapore"). Chỉ chạy xe ngang thôi là thực khách đã bị ấn tượng bởi xe mì hiện đại, trưng bày các món bánh tôm, khay mì vàng ruộm, hoành thánh chiên... rất bắt mắt. Kêu một tô bún mì vàng hoặc bún mì vàng thập cẩm (có thêm cật, gan) là có thể ngắm trọn vẻ đẹp hiếm thấy của tô mì: một cái bánh to với con tôm đỏ au, một miếng hoành thánh chiên, rau xà lách xoong loại nhỏ, vài cọng giá hẹ... và tất nhiên là không thể thiếu được cọng mì vàng, cọng bún trắng.
Ẩm thực
Vào Chợ Lớn ăn cơm gà xối mỡ
Món cơm ở Sài Gòn thoạt nhìn đơn giản nhưng cũng chia làm 2 trường phái hẳn hoi là "cơm dĩa" và "cơm phần". Nếu ăn chung từ 2 người trở lên thì gọi cơm phần, là cơm dọn ra trong tô, đồ ăn dọn ra theo từng dĩa riêng cùng một tô canh to rồi cứ thế mà ăn. Ăn kiểu này chắc chắn phải dùng đũa đúng theo cách ăn của người Nam. Cơm dĩa thì có vẻ "sang" hơn một chút, là cách ăn riêng theo kiểu Âu, lại dùng muỗng nĩa chưa không dùng đĩa. Vài chỗ phục vụ những món nướng thì còn cẩn thận kèm theo dao. Trong một tác phẩm xuất bản vào năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của cơm dĩa như sau: "Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm"...
Ẩm thực
'Huyền thoại' xôi cadé ở Sài Gòn
Nếu bạn đã quen thuộc với món bánh bao cadé nhân trứng gà thơm lừng trong menu dim sum của người Hoa gốc Quảng, thì món xôi cadé này chắc chắn sẽ mang đến nhiều ấn tượng thật thú vị. Gọi là 'huyền thoại' bởi lẽ, món xôi này rất hiếm gặp ở Sài Gòn. Và giờ giấc bán xôi cũng thật lạ kỳ: chỉ bán từ 8h tối đến tận 2h khuya. Ấy vậy mà xe xôi cadé ở góc đường Trần Phú - Nguyễn Tri Phương trong Chợ Lớn này vẫn nườm nượp khách. Không biết có phải do bán vào giờ “chẳng giống ai” để tăng độ thèm muốn của khách hàng hay không mà xe xôi vừa mở hàng lúc 8h tối thì khách ở đâu đã ùn ùn kéo đến. Nhiều ngày trong tháng, có khi xe xôi này bỗng dưng nghỉ bán vì ông chủ nổi hứng đi du lịch đâu đó, khiến bao thực khách chạy ra tìm ăn đành phải quay về tay không.
Ẩm thực
Cà ri ngon nhất Sài Gòn
Có lẽ hơi đường đột khi gắn chữ "nhất" cho một món ngon nào đó ở Sài Gòn. Nhưng quả thật với một món ít phổ biến như cà ri của người Ấn, đặc biệt lại là cà ri dê với cách nấu khá công phu, thì không đâu xứng đáng ở ngôi vị đầu bảng như là quán cà ri Musa trong khu chung cư Sư Vạn Hạnh (gần ngã tư Sư Vạn Hạnh - Hùng Vương, quận 05) này. Được nấu bởi người chủ tài hoa gốc Chăm ở An Giang, món cà ri dê ở đi theo phong cách Ấn Độ. Miếng dê nhiều thịt, ít mỡ được tẩm ướp cùng nhiều hương liệu và gia vị đặc trưng của người Ấn. Để cho phù hợp phù hợp với khẩu vị người Sài Gòn, lượng sữa và nước dừa cũng được gia tăng một chút. Điều này cũng khiến cho miếng thịt dê mềm và thơm hơn, độ cay vừa hơn mà lại đậm đà nữa. Chưa từng đến Ấn Độ nhưng đã nhiều lần ăn cà ri khu Tiểu Ấn (Little India) ở Singapore, tôi thấy nguyên bản của cà ri dê hơi mặn và hậu vị không được đậm đà như ở đây. Xem ra cách thức "địa phương hóa" theo khẩu vị Sài Gòn này khá thành công.
Ẩm thực
Cua rang me tuyệt ngon trong Chợ Lớn
Nếu Singapore quảng bá cua sốt ớt (Chilli Crab) như một món ăn biểu tượng, thì món cua rang me của Việt Nam cũng hoàn toàn không kém cạnh chút nào - nếu không nói có phần nhỉnh hơn về sự đậm đà. Tìm ăn món cua này ngon nhất, dân sành ăn phải vào tận trong Chợ Lớn. Nước xốt me đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng với cái giòn bùi của tóp mỡ, ăn kèm bánh mì giòn tan đem đến sự thỏa mãn tột cùng từ món cua hấp dẫn này. Quán cua rang me lâu đời này có tên Ba Chí nằm ở đường Phó Cơ Điều, quận 05. Tuy nhiên người ta thường ít khi nhớ đến cái tên đó mà chỉ gọi đơn giản là "cua rang me Phó Cơ Điều" như một mặc định món ăn này phải gắn với con đường đó.
Ẩm thực
Thú vị hàu chiên trong Chợ Lớn
Từ vài chục năm nay, xe hàu chiên trứng ở đường Phùng Hưng, quận 5 vẫn đều đặn phục vụ một món ăn ngon lạ. Những con hàu sữa bé xíu thường chỉ dùng đề nấu canh hoặc nấu cháo. Thế nhưng dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông chuyên đứng bán món này trước số nhà 128 đường Phùng Hưng (quận 5) thì hàu chiên cùng trứng trở thành món ăn chơi rất thú vị. Xe hàu chiên này có từ trước năm 1975, cho đến nay đã trải qua hai thế hệ. Thật lạ vì món ăn vặt này chỉ bán từ 6h30 chiều đến tầm 12h đêm, có lẽ chủ quán phải đợi hàng quán hai bên đóng cửa hết mới có dãy vỉa hè thông thoáng bán món này. Hoặc là một lý do "chính đáng" hơn: món này phải ăn khuya mới ngon, mới là đúng điệu.
Ẩm thực
Gỏi cuốn ngon của Sài Gòn
Gỏi cuốn là món ăn vặt rất được yêu thích ở Sài Gòn. Nhưng ít ai ngờ rằng quán được các tín đồ ẩm thực bình chọn ở vị trí hàng đầu nhờ món tương ăn kèm độc đáo lại nằm tuốt trong... Chợ Lớn. Gỏi cuốn ở Sài Gòn phổ biến từ vỉa hè, trong chợ hay các quán ăn, cho đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Có lẽ từ năm 2011, khi trang du lịch của hãng tin CNN đưa ra bảng xếp hạng "50 món ăn ngon nhất thế giới", trong đó phở giữ vị trí 28, còn gỏi cuốn giữ vị trí 30 thì món ăn chơi hấp dẫn này đã được lan truyền chóng mặt, xuất hiện trên nhiều báo lớn trên thế giới, cũng như được những ông Tây, bà Tây viết blog ẩm thực giới thiệu như một món ăn “cứu rỗi cả thế giới” trong bối cảnh bệnh béo phì đang lan rộng, những khoai tây chiên, hamburger... đã quá phổ biến như một phần quen thuộc của cuộc sống hiện đại.
Ẩm thực
Vấn vương cơm gà xối mỡ
Vị ngon của món cơm gà xối mỡ trong Chợ Lớn hẳn sẽ quyến luyến bạn không thôi. Nhất là lớp thịt gà giòn tan cùng với món cơm chiên đặc biệt chỉ có thể tìm thấy ở món này. Khu Chợ Lớn trong quận 05 tề tựu gần như đầy đủ các món gà hấp dẫn như gà luộc, gà quay, gà chiên, gà xối mỡ.... Trong một buổi chiều thong thả, cùng đi ăn cơm gà xối mỡ để thưởng thức vị giòn tan của miếng gà rất thú vị này. Theo nhiều tài liệu, món gà xối mỡ (không kèm cơm) được người Sài Gòn biết nhiều vào khoảng thập niên 80 thế kỷ trước. Người đầu bếp múc từng vá dầu đang sôi sùng sục trong chảo rưới lên con gà cho đến khi da gà có màu vàng ươm và giòn rụm. Tuy nhiên, những món có nhiều dầu mỡ thì cũng chỉ là một trào lưu ngắn ngủi nên món gà xối mỡ cũng dần dần bị lãng quên. Cho đến đầu thập niên 90, gà xối mỡ có mặt trở lại nhưng lần này đi chung với cơm tạo nên một món ăn riêng biệt có tên gọi “cơm gà xối mỡ”. Cơm gà ban đầu được bán thành khu trên đường Ngô Quyền, rồi sau đó là đường Huỳnh Mẫn Đạt cũng mọc lên dăm bảy quán (đều ở trong quận 05). Đến nay thì khu cơm gà xối mỡ ở Huỳnh Mẫn Đạt xem ra có phần quy mô hơn.
Ẩm thực