Robot đào đường khiến nhà dân 'nghiêng ngả như động đất': Sở Xây dựng TP.HCM vào cuộc

Công Nguyên
Công Nguyên
05/10/2023 16:03 GMT+7

15 hộ dân trên đường số 18, P.An Khánh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) có nhà bị ảnh hưởng nghiêng ngả do robot đào đường trong đêm, đề nghị đơn vị độc lập quan trắc lại địa chất, kiểm tra từng móng nhà rồi mới chấp thuận phương án sửa chữa, đền bù thiệt hại.

Sáng 5.10, Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan làm việc với các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng do robot đào đường trên dường số 18 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức). 

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hòa, người đại diện cho liên danh tư vấn Sunjin & Keco (tư vấn giám sát) gói thầu số XL-07 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2, cho biết Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng sẽ thực hiện các bước kiểm tra để đánh giá thiệt hại. Đây cũng là cam kết mà chủ đầu tư thực hiện với người dân theo biên bản cuộc họp ngày 29.8 vừa qua.

Đề nghị quan trắc lại địa chất, kiểmtra từng móng nhà trước khi có phương án sửachữa - Ảnh 1.

Người dân chỉ cho cán bộ Sở Xây dựng TP.HCM vết nứt, lún ở nhà số 11 đường 18

CÔNG NGUYÊN

Ông Nguyễn Thanh Minh (đại diện Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết, Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng được Ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (chủ đầu tư) và liên danh Công ty cổ phần xây dựng đê kè - phát triển nông thôn Hải Dương và Công ty TNHH kỹ thuật điện - xây dựng Ban Hin (nhà thầu chính) mời làm bên thứ 3 tham gia kiểm tra mức độ thiệt hại nhà do ảnh hưởng bởi robot đào đường.

Đề nghị quan trắc lại địa chất, kiểmtra từng móng nhà trước khi có phương án sửachữa - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thanh Minh (đại diện Sở Xây dựng TP.HCM) chụp ảnh nhà dân bị nứt

CÔNG NGUYÊN

Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng sẽ dùng các thiết bị đo đạc, theo dõi, kiểm tra nếu phát hiện nhà nào có nguy cơ đổ sập sẽ khuyến cáo người dân di dời để đảm bảo an toàn. 

Từ các số liệu đo đạc, quan trắc thì Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng sẽ có báo cáo và đề xuất phương án sửa chữa. Trong sáng 5.10, ông Nguyễn Thanh Minh cùng các chuyên viên (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) đã đi khảo sát từng nhà dân, chụp ảnh ghi lại dữ liệu nhà dân bị nứt, lún, nghiêng.

Đề nghị quan trắc lại địa chất, kiểmtra từng móng nhà trước khi có phương án sửachữa - Ảnh 3.

Chuyên viên Sở Xây dựng TP.HCM đến nhà dân khảo sát

CÔNG NGUYÊN

Đề nghị quan trắc lại địa chất, kiểmtra từng móng nhà trước khi có phương án sửachữa - Ảnh 2.

Chị Thanh, người dân có nhà bị ảnh hưởng, cho biết mái ngói nhà hàng xóm vừa rớt xuống nhà chị

CÔNG NGUYÊN

Tại buổi họp, ông Trần Công Thành (đại diện các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng bởi robot đào đường) yêu cầu Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng phải quan trắc lại địa chất trong khu vực đường số 18; kiểm tra lại toàn bộ các nền móng của từng nhà bị ảnh hưởng; kiểm tra hệ thống cống, mặt đường số 18. 

"Khi nào có kết quả, số liệu địa chất, kiểm tra từ Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng thì người dân mới bàn bạc, thống nhất phương án sửa chữa, khắc phục", ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, kết cấu đất, nền móng nhà mới quan trọng và đảm bảo căn nhà an toàn về sau này. Không thể, bằng mắt thường mà đánh giá được mức độ thiệt hại nhà dân do ảnh hưởng bởi robot đào đường trong đêm khiến nhà dân nghiêng ngả tưởng như động đất.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 5.10

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.