Bắt đầu từ 0 giờ hôm nay 1.4.2020, toàn dân thực hiện chỉ thị cách ly toàn xã hội để bước vào 15 ngày cao điểm chống dịch Covid-19. Theo đó, mọi người không được được tụ tập nơi công cộng quá 2 người, giữ khoảng cách ít nhất 2 mét, luôn phải đeo khẩu trang nơi công cộng và làm việc… là những điểm lưu ý với người dân.
PV Thanh Niên đã ghi nhận quang cảnh TP.HCM vào khoảnh khắc chuyển giao ngày mới, khi cả xã hội cùng bước vào những ngày cách ly toàn dân để đảm bảo sức khỏe chung của cộng đồng.
Vòng xoay Điện Biên Phủ - một trong những vòng xoay lớn và đông đúc nhất TP trong thời khắc qua ngày mới 1.4. Lượng xe cô đi lại ít hơn hẳn những ngày trước dịch, đặc biệt các xe lớn, xe hàng giảm đáng kể
|
Đồng hồ ở vòng xoay Điện Biên Phủ điểm 0 giờ, cả nước chính thức bước vào ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội trong nửa tháng tới
|
Trước cửa hàng bán thức ăn nhanh tại khu vực này, shipper (người giao đồ ăn qua ứng dụng công nghệ) đang tranh thủ ăn đêm để lấy sức làm việc
|
Tâm tư bên chuyến xe buýt cuối cùng trước lúc tạm “đóng băng” vì Covid-19
|
Trùng hợp thời điểm chuyển giao ngày mới, rất nhiều tài xế giao hàng "nổ" đơn ăn đêm. Khi mọi người bắt đầu hạn chế đường thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ chuyển phát tại nhà tăng cao
|
Tài xế tranh thủ chợp mắt trong khoảng khắc chuyển giao ngày mới
|
Hầu hết ra đường trong thời điểm này chủ yếu là những người làm tài xế công nghệ và người thân của họ. Trong ảnh, một tài xế công nghệ rút tiền để trở về nhà
|
Đường Biện Biên Phủ hướng ra ngã tư hàng Xanh vắng lặng
|
Nhà thờ Đức Bà, Q.1, TP.HCM im lìm trong khoảnh khắc ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội
|
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, một số người chọn ghế đá công cộng để chợp mắt
|
Khoảng gần 1 giờ sáng, bà Vũ Thị Mười. Q.4, TP.HCM vẫn ngồi mưu sinh ở vỉa hè phố đi bộ Nguyễn Huệ. Vì mất chìa khóa vào nhà mà bà Mười và cậu trai phải chờ đến sáng để có người đến mở khóa.
Bà Mười quê ở Quảng Nam, mồ côi cha mẹ từ sớm nên vào Sài Gòn đã gần 20 năm nay. Một mình nuôi con, bà mưu sinh bằng nghề bán hàng rong trên vỉa hè. Trước đây, mỗi ngày bà Mười có thể bán từ 40 – 50 chiếc bánh tráng nướng, từ khi có dịch, mỗi ngày bà chỉ bán được vài chiếc vì mọi người hạn chế ra đường. Ngoài đeo đến 2 cái khẩu trang bên ngoài, bà Mười cũng luôn mang theo nước rửa tay.
“Bản thân tui dù bán ngoài này nhưng vệ sinh, rửa tay là kỹ lắm. Tui biết tuổi cũng cao, dễ nhiễm mấy cái bệnh này; rồi còn thằng con nhỏ nên phải kỹ lưỡng”.
Từ khi có dịch, bà Mười cũng rất lo lắng về sức khỏe. Bà thường đeo 2 lớp khẩu trang và mang theo nước rửa tay mỗi khi đi bán hàng
|
"Tui biết tuổi cũng cao, dễ nhiễm mấy cái bệnh này; rồi còn thằng con nhỏ nên phải kỹ lưỡng”, bà Mười chia sẻ
|
Gần 2 giờ sáng, bà Mười dọn dẹp hàng hóa, gọi cậu con trai (18 tuổi) đang ngủ say sưa trên vỉa hè để trở về nhà. Nói về
cuộc sống của
15 ngày toàn xã hội cách ly sắp tới, bà Mười lạc quan: “Nếu cách ly toàn xã hội ở nhà thôi thì mẹ con ăn mì gói. Chi phí tiêu xài thì nhiều chứ ăn bao nhiêu. Sáng tui khoái có ly cà phê được rồi, còn thằng nhỏ thích ăn mì gói. Có nửa ký gạo 2 mẹ con ăn cả ngày đâu có hết”.
Ngồi gần đó là một người phụ nữ tật nguyền tên Oanh. Bà Mười và bà Oanh thường mưu sinh đến nửa đêm. “Hai chị em cũng bán khuya, tâm sự riết cũng quen, giấc này về nhà cũng khó ngủ lắm. Tui về cũng đi tới đi lui trong nhà, không thì đọc báo, coi ti vi đến sáng…”, bà Oanh nói.
Bà Oanh, người chị em thân thiết thường với bà Mười
|
Cậu thanh niên đang tuổi ăn tuổi lớn phải nghỉ học từ năm lớp 6 để mưu sinh cùng bà Mười. Những ngày sắp tới, hai mẹ con vẫn vui vẻ lạc quan cùng toàn xã hội cách ly với tinh thần "có gì ăn nấy, vì mình và vì mọi người"
|
Những giấc ngủ trên vỉa hè trung tâm TP
|
Cả thành phố chìm vào trong giấc ngủ
|
Đồng hồ trên nóc nhà UNBD Thành phố ngày 1.4.2020
|
Toàn dân chính thức bước vào 15 ngày cách ly cộng đồng
|
Thủ tướng chính thức công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc
|
Bình luận (0)