Nikkei dẫn ước tính mới từ báo cáo của Trung tâm Chiến lược Quốc tế Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ (ISTI) cho biết, sản lượng chất bán dẫn của Đài Loan dự kiến sẽ tăng 25,9% trong năm nay lên 4.100 tỉ đô la Đài Loan (khoảng 147 tỉ USD), đây là mức cao kỷ lục đánh dấu sự tăng trưởng lớn nhất trong thập niên qua khi các nhà cung cấp gấp rút giảm bớt tình trạng thiếu chip toàn cầu.
Sản lượng chất bán dẫn của Đài Loan được dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2022 |
chụp màn hình |
Theo ISTI, sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong năm tới lên 4.500 tỉ đô la Đài Loan, phần lớn nhờ vào các chip tiên tiến. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, ngày 9.11 cho biết sẽ xây dựng một nhà máy mới trị giá khoảng 9 tỉ USD ở thành phố Cao Hùng, phía nam của hòn đảo.
Dù vậy, các nhà sản xuất hiện vẫn phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu tăng cao và tình trạng thiếu chip dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022, ngay cả khi họ đã đầu tư rất nhiều để nâng cao công suất mới. Nguyên nhân một phần của vấn đề là nguồn cung cấp vật liệu thượng nguồn, như tấm silicon 300 mm cho chip tiên tiến, không phát triển đủ nhanh.
“Sản xuất chất bán dẫn có thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn vào năm 2022”, Bộ phận Nghiên cứu Công nghiệp của Ngân hàng Mizuho có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) cảnh báo. Lo ngại trước khả năng này, Bộ Kinh tế Đài Loan đã tổ chức cuộc hội thảo chung với Ngân hàng Mizuho ở Đài Bắc hôm 25.11 để khuyến khích đầu tư của Nhật Bản vào hòn đảo. Phần lớn thiết bị và vật liệu sản xuất chip được sử dụng ở Đài Loan có xuất xứ từ Nhật Bản. “Chúng tôi đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản”, quan chức cơ quan quản lý kinh tế Đài Loan Chen Chern-chyi nói.
Bà Lora Ho, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh châu Âu và châu Á của TSMC, cũng kêu gọi các nhà cung cấp Nhật Bản đầu tư vào sản xuất khí và vật liệu lỏng cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Đài Loan.
Samsung chọn Texas làm nơi đặt nhà máy chip mới trị giá 17 tỉ USD |
Bình luận (0)