Sau Covid-19, bệnh nào có nguy cơ bùng phát thành dịch?

Du Yên
Du Yên
22/11/2024 14:24 GMT+7

Những bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi như sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, bạch hầu, tay chân miệng, cúm... đang có nguy cơ bùng phát đe dọa sức khỏe người dân.

Ngày 22.11, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức hội nghị khoa học về bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19.

Hội nghị tập trung vào các chủ đề như: ứng dụng công nghệ chẩn đoán, trí tuệ nhân tạo trong phòng chống bệnh truyền nhiễm; ứng phó với dịch bệnh và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo; chia sẻ, cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về bệnh truyền nhiễm mới, tái nổi, kháng kháng sinh, vắc xin mới…

Sau dịch Covid-19, bệnh nào có nguy cơ bùng phát thành dịch?- Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM trình bày báo cáo

ẢNH: DU YÊN

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, cần phải phòng ngừa từ giai đoạn đầu. Theo ông, sự chỉ đạo kịp thời của nhà nước, các bộ ban ngành và sự phối hợp giữa địa phương với y tế cơ sở trong việc phát hiện và phản ứng nhanh là yếu tố quyết định để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung cho biết một số dịch bệnh hô hấp, tiêu hóa và các bệnh khác đã có những biến động gần đây. Di cư, đô thị hóa, toàn cầu hóa cũng như nhận thức của người dân là những yếu tố dễ làm dịch bệnh bùng phát. Đơn cử là bệnh đậu mùa khỉ mới xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, Viện Pasteur TP.HCM đã phát hiện gần 100 ca mắc qua việc điều tra dịch tễ, xét nghiệm và ngăn chặn lây lan.

Sau dịch Covid-19, bệnh nào có nguy cơ bùng phát thành dịch?- Ảnh 2.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, trình bày về bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19

ẢNH: DU YÊN

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nêu ra những khó khăn trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm. Qua đó, cùng thảo luận để tìm các giải pháp gỡ khó khăn. Sau dịch Covid-19, những dịch bệnh lưu hành như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng… bùng phát gây ra tác động lớn đến kinh tế, xã hộicuộc sống của người dân.

Nguy cơ gia tăng các bệnh (có vắc xin dự phòng), những bệnh nhiễm trùng mạn tính như viêm gan siêu vi, HIV/AIDS... cũng là một trong những thách thức với ngành y tế.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM có bài báo cáo về sử dụng công nghệ chẩn đoán phòng xét nghiệm và trí tuệ nhân tạo (AI) chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Cụ thể, thông qua trí tuệ nhân tạo có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ theo thời gian và theo dõi các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, AI có thể phân tích hình ảnh, phát hiện các dấu hiệu bệnh, phát triển các loại xét nghiệm... nhanh chóng và chính xác, từ đó đáp ứng và cách ly kịp thời bệnh truyền nhiễm so với phương pháp điều tra dịch tễ thủ công hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.