Theo đó, về lộ trình thực hiện, Ban Soạn thảo cho rằng việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới đang được tiến hành theo kế hoạch tổng thể. Quá trình triển khai thực hiện bám sát lộ trình đề ra song không nóng vội, duy ý chí mà đặt ưu tiên cao nhất là đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Ở cấp tiểu học, điều chỉnh thiết kế chương trình hướng tới dạy học 2 buổi/ngày nhưng sẽ bảo đảm cho các trường chỉ có điều kiện dạy học 5 buổi/tuần vẫn thực hiện được đầy đủ nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc thống nhất trong toàn quốc, đồng thời chương trình có phần mở dành cho các trường học 2 buổi/ngày ở những địa phương có các điều kiện đảm bảo. Môn học và hoạt động giáo dục cấp THCS sẽ được thiết kế đảm bảo tính tiếp nối, kế thừa cấp tiểu học và đáp ứng yêu cầu giai đoạn giáo dục cơ bản và phân luồng sau THCS. Ở cấp THPT, thực hiện dạy học phân hóa từ lớp 10; điều chỉnh hệ thống môn học bắt buộc, tự chọn ở các lớp 10, 11, 12 bảo đảm thống nhất theo yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
tin liên quan
Bỏ biên chế trong ngành giáo dục, nên hay không?Nhiều ý kiến tranh luận trước thông tin sắp tới Bộ GD-ĐT giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập.
tin liên quan
Sẽ bỏ biên chế ngành giáo dụcTừng bước giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động...
tin liên quan
Tổ chức dạy học tự chọn từ lớp 10Tổng hợp ý kiến cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới đến ngày 20.5, Ban soạn thảo đề xuất tất cả các cấp học sẽ được giảm nhẹ rõ rệt so với chương trình hiện hành và dự thảo công bố ngày 12.4.
Bình luận (0)