Theo Psychology Today, nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng bữa tối cùng với bố mẹ và anh chị em mang lại nhiều lợi ích tích cực cho đứa trẻ.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy những đứa trẻ được sống trong gia đình thường xuyên ăn tối cùng nhau ít có khả năng bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như: thuốc lá, ma túy và tình dục, đồng thời có xu hướng tham gia vào các hoạt động bổ ích và đóng góp cho xã hội.
tin liên quan
Ăn quá nhiều đạm sẽ gây hại gì cho cơ thể?Theo Viện Y học Mỹ, phụ nữ trung bình cần khoảng 46 gram protein mỗi ngày và đàn ông nên nhận khoảng 56 gram protein mỗi ngày. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mức này có thể gây hại cho cơ thể và dưới đây là những điều bất lợi cho cơ thể khi ăn quá nhiều đạm, theo boldsky.
Chuyện gì xảy ra tại bàn ăn khiến đứa bé trở nên tốt hơn?
Thời gian ăn tối cùng nhau, chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho mọi thành viên trong gia đình. Khoảng thời gian này, tất cả các thành viên quay về sum họp bên mâm cơm sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi, cùng chia sẻ những mẩu chuyện và những trải nghiệm trong ngày. Điều đó có tác dụng tăng cường sự kết nối giữa các thành viên lại với nhau. Khi mỗi câu chuyện được đưa ra bàn luận, tất cả mọi người đều tham gia, mỗi người nói một ít và tập hợp lại thành một câu chuyện. Những chia sẻ như thế rõ ràng sẽ gây hào hứng rất nhiều và tăng mối dây liên kết tình cảm giữa các thành viên.
tin liên quan
Rước bệnh vào thân vì thói quen ăn tối quá muộnBạn có biết, ăn uống tùy tiện, không đúng giờ giấc, đặc biệt ăn tối quá muộn chính là một trong những căn nguyên dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Sau khi ghi âm lại những cuộc hội thoại của các gia đình tại bữa cơm tối, đồng thời thu thập thêm số liệu của các thành viên đang ở tuổi vị thành niên, như: thông tin về giao tiếp xã hội, cảm xúc và việc học tập ở trường, các nhà khoa học phát hiện những đứa trẻ vị thành niên càng chia sẻ nhiều cùng gia đình, chúng có xu hướng tự tin, năng động, học tập tốt, cũng như ít khi biểu hiện một số vấn đề về hành vi như: lo lắng, thất vọng, buồn chán, tức giận, sử dụng chất kích thích…
Chia sẻ chính là chìa khóa để con người được thể hiện bản thân mình, xây dựng mối quan hệ và sát lại gần nhau hơn. Những gia đình thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy được che chở, bảo bọc và định hình tính cách theo chiều hướng tích cực sau này.
Cách duy trì hứng thú trong các cuộc trò chuyện
Theo các chuyên gia tâm lý, có hai thể loại nên đem ra thảo luận tại bàn ăn nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ vị thành niên.Đó là những mẩu chuyện tự sự (kể về những chuyện xảy ra trong ngày của mỗi thành viên) và những câu chuyện chung của cả gia đình.
Những câu chuyện tự sự, sẽ giúp các thành viên được giải tỏa cuối ngày. Đồng thời bố mẹ và con cái có thể nắm bắt được cuộc sống của nhau và xây dựng thói quen chia sẻ để hiểu tính cách mỗi người. Mặt khác, những câu chuyện chung của cả gia đình lại là dịp để mọi người cùng nhau nói về những chuyện đã xảy ra như: xem phim hoặc đi dã ngoại. Việc này cảm giác gần gũi, gắn kết, an toàn một cách tự nhiên.
tin liên quan
Chớ ăn nhanh nuốt vội mà gây hại cho sức khỏeĐồ ăn nhanh thường chứa lượng calo cao trong khi lại cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng và tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng.
Mẹo nhỏ để những câu chuyện làm tăng sự kết nối
Với câu chuyện tự sự, khi bố mẹ có thể hỏi những câu: “Hôm nay ở trường có gì vui không con?” thì thường sẽ nhận được những câu trả lời không mang thông tin gì.
Do đó, hãy cố gắng hỏi những câu hỏi cụ thể như: “Con ăn trưa với ai? Chuyện gì con thấy vui nhất trong lúc đá banh?”. Như vậy có thể khiến bé hứng thú hơn và bắt đầu kể chuyện.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên kể về những câu chuyện của mình, đặc biệt là khi trong nhà đang có trẻ ở tuổi dậy thì. Học được nhiều điều về cuộc sống bên ngoài và kinh nghiệm sống từ bố mẹ sẽ giúp trẻ hiểu bố mẹ hơn, đồng thời có cái nhìn ban đầu về thế giới của người lớn.
Với câu chuyện của cả gia đình, cần chắn chắn rằng mọi thành viên đều có cơ hội kể một ít ký ức của mình về chuyến đi và sau đó hỏi từng người xem phần họ thích nhất là gì.
Quan trọng chính là cảm nhận và quan điểm của mỗi người cần được tôn trọng. Mặc dù các thành viên khác có thể không đồng ý hoặc họ có những trải nghiệm theo những cách khác nhưng đây chính là cách giúp từng người hiểu được quan điểm của nhau. Trẻ sẽ cảm thấy mình được công nhận và đồng thời học được cách lắng nghe và hiểu người khác.
tin liên quan
Sau khi ngủ dậy, làm gì tốt nhất?Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bạn làm sau khi thức dậy quyết định tâm trạng cho cả ngày hôm đó, theo Prevention. Vậy đó là những việc gì?
tin liên quan
Căng thẳng tài chính làm tăng nguy cơ đau nửa đầuNghiên cứu mới cho thấy căng thẳng do khó khăn tài chính gây ra có thể làm tăng rủi ro bị đau nửa đầu do một biến thể gien đặc biệt.
Bình luận (0)