Trang Daily Mail dẫn hướng dẫn trên của các nhà nghiên cứu tại ACP cho biết bệnh nhân đau lưng nên mát xa, châm cứu, tập yoga, hoặc chườm nóng nếu cơn đau kéo dài đến 12 tuần.
Và chỉ khi cơn đau kéo dài hơn ba tháng thì bệnh nhân mới tìm đến thuốc giảm đau như là một phương sách cuối cùng.
Chủ tịch ACP - tiến sĩ Nitin Damle nói: "Các bác sĩ nên tránh làm các xét nghiệm không cần thiết và kê toa các loại thuốc đắt tiền và có khả năng gây hại, đặc biệt là thuốc ngủ cho những bệnh nhân đau lưng. Các bằng chứng cho thấy acetaminophen hoặc steroid không hiệu quả trong cải thiện đau lưng cấp tính hoặc đau lưng thấp so với giả dược”.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Bị đau lưng, khi nào phải đến khám bác sĩ?Hầu hết mọi người sẽ trải qua đau lưng ít nhất một lần trong cuộc sống và có khoảng 10% dân số trên toàn cầu bị đau lưng. Người bệnh cần đến khám bác sĩ khi nào?
Đối với bệnh nhân đau lưng mạn tính, ACP khuyến cáo rằng các bác sĩ và bệnh nhân nên chọn điều trị không dùng thuốc. Trước tiên cần tập thể dục, phục hồi chức năng, châm cứu, giảm stress bằng chánh niệm, yoga, phản hồi sinh học, điều trị bằng laser ở mức độ thấp, liệu pháp nhận thức hành vi, hoặc thao tác cột sống...
Hơn nữa, các phương pháp trên mang đến lợi ích nhiều hơn là nguy cơ cho bệnh nhân, bởi uống thuốc có nguy cơ gây nghiện hoặc dùng quá liều.
tin liên quan
Nhập viện sau tiêm thuốc điều trị đau lưngKhoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhân nam, nhập viện trong tình trạng có ổ áp xe vùng da, cơ tại vị trí tiêm chọc (vùng thắt lưng); chụp phim cũng cho thấy có ổ áp xe trong đĩa đệm ống sống thắt lưng.
tin liên quan
5 nguyên nhân đau lưng ít ngờ tớiThủ phạm gây đau lưng có
thể là do những thói quen sống hằng ngày của chúng ta, theo
Everydayhealth.
Bình luận (0)