Theo đó, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết tóc có một chu kỳ sinh trưởng rõ ràng, bao gồm: tăng trưởng (được gọi là anagen), thoái hóa (catagen) và nghỉ ngơi (telogen).
Trong giai đoạn tăng trưởng, các tế bào gốc nang tóc (HFSC) sẽ bắt đầu phân chia, dẫn đến việc hình thành và mọc tóc. Trong 2 giai đoạn còn lại, các tế bào này ngừng phân chia và sự phát triển cũng ngừng lại. Sau cùng, tóc sẽ rụng và bắt đầu một chu kỳ mọc tóc mới.
Tuy nhiên, một vài trường hợp căng thẳng nghiêm trọng có thể đẩy hàng loạt tế bào vào giai đoạn telogen (nghỉ ngơi) cùng lúc, dẫn đến tóc rụng đột ngột. Để chứng minh nhận định này, nhóm chuyên gia của Đại học Harvard, do giáo sư chuyên ngành tế bào gốc và sinh học tái tạo Ya-Chieh Hsu dẫn đầu, đã tiến hành các thử nghiệm loại bỏ lông và các tuyến thượng thận có chức năng sản xuất hormone gây căng thẳng (corticosterone) ở chuột.
Kết quả cho thấy, 19 ngày sau, những cá thể chuột được cạo lông và ức chế hormone corticosterone ban đầu gần như đã mọc lại được bộ lông hoàn chỉnh, trong khi nhóm chuột còn giữ tuyến thượng thận hầu hết vẫn mất lông. Ngoài ra, tế bào gốc nang lông ở chuột được ức chế căng thẳng cũng có giai đoạn tăng trưởng kéo dài gấp 3 lần so với nhóm bình thường.
Bình luận (0)